nghĩa Cộng sản sẽ bị diệt vong. Tôi chưa nghĩ rằng nhân dân chúng tôi đã
nhận thấy toàn bộ hình hài mối đe dọa này. Thêm vào đó, tôi không tin
chúng tôi đã biết rõ rằng vũ khí có sức mạnh lớn nhất để chúng tôi tiêu diệt
Cộng sản, đó là sự thật, lòng chân thành và phẩm hạnh cá nhân”.
Từ lá thư này, Ẩn nhận ra hai điều quan trọng. Thứ nhất, ở trong nước,
chính quyền Diệm đã thực hiện một cuộc thanh trừng nhằm vào những
người cảm tình với VC (*), và thứ hai, vỏ bọc của ông vẫn chưa hề hấn gì.
Sứ mệnh của Ẩn tại Mỹ là học tất cả những gì có thể về người Mỹ và văn
hóa của họ để sau đó trở về Việt Nam làm việc dưới vỏ bọc là một nhà báo.
Nhiều thành viên Bộ Chính trị tại Hà Nội, vốn đã theo dõi sát các nguồn lực
từ Mỹ được tuồn vào Việt Nam kể từ sau thất bại của Pháp tại Điện Biên
Phủ, đã đoan chắc rằng sẽ có một ngày giữa Mỹ và Việt Nam nổ ra chiến
tranh. Trước khi ra đi, Ẩn được chỉ đạo là phải tìm mọi cách để bản thân có
một cách nghĩ, cách viết như người Mỹ. “Nếu không làm điều đó, cậu sẽ
không thành công được”, thượng cấp Mười Hương cảnh báo. “Khi tới đó,
cậu phải nghiên cứu văn hóa Mỹ một cách bài bản và phải tìm hiểu người
Mỹ một cách toàn diện. Chỉ có làm được điều đó thì cậu mới hoàn thành
được nhiệm vụ”. (6)
______________________
(*) VC - viết tắt của Việt Cộng, một từ viết tắt rất phổ biến trong các
tài liệu của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
______________________
Trong khi làm nhiệm vụ, Ẩn đã dần dần cảm phục nhản dân Mỹ, giá trị
và văn hóa của họ. Tinh cảm này đã nảy mầm từ Việt Nam, trong những dịp
ông tương tác với những người Mỹ như gia đình Brandes hoặc Thượng sĩ
Frank C. Long cùng ba người con của ông này, Amanda, Peter và Kathy.
Ông khâm phục lòng trác ẩn, tính độc lập và cả những ý định tốt đẹp của
họ. Bất cứ nơi đâu, ông đều tranh thủ giải thích về đất nước Việt Nam cũng
như bề dày lịch sử chống ngoại xâm cho những người bạn Mỹ. “Tôi luôn hy
vọng nước Mỹ sẽ mở to mắt và giúp đỡ một đất nước Việt Nam thực thụ”,
Ẩn nói với Henry Kamm.(7)