Phan Châu Trinh nói:
- Con cứ lên Bộ Thuộc địa trình bày cụ thể, xin phép về nước cưới vợ xong
theo mong muốn của gia đình rồi trở qua học tiếp tiến sĩ. Cậu nghĩ, họ đang
cần và rất cần những công chức do họ đào tạo nên không làm khó dễ đâu.
Nếu thật sự họ không cho về thì cậu sẽ viết thư trình bày với thân sinh con.
Và chuyện vợ con của con ở đây cậu lo. Cậu tin, gia đình anh chị bên nhà
sẽ bằng lòng thôi.
Nguyễn An Ninh cũng tin như vậy, nên mạnh dạn lên Bộ Thuộc địa. Và
quả nhiên như Phan Châu Trinh nhận định. Bộ Thuộc địa không những
bằng lòng cho Nguyễn An Ninh về nước cưới vợ mà còn hứa sẽ gọi điện về
Đông Dương gửi gắm, tạo điều kiện thuận lợi cho Ninh qua Pháp học tiếp
chương trình tiến sĩ.
Ngày tiễn chân Nguyễn An Ninh không như lần tiễn Phan Châu Dật. Khi
còi tàu thúc giục, Phan Châu Trinh đẩy Nguyễn An Ninh lên tàu.
- Chúc con may mắn và hạnh phúc. Cho cậu gửi lời thăm anh nhà, chú
Nguyễn An Cư và cô Xuyên của con.
Nguyễn An Ninh ôm chặt lấy ông, rồi bước lên cầu tàu.
Tàu tách bến, xa dần, xa dần… Phan Châu Trinh vẫn đứng đó với hai hàng
nước mắt.
Lúc này, một số nước trắng trợn can thiệp vào nước Nga xô viết. Đảng xã
hội Pháp hoạt động rất mạnh. Nguyễn Tất Thành cũng dọn về ở chung nhà
với Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh. Nguyễn Tất Thành hăng hái đi
phát Lời kêu gọi lao động Pháp của Đảng xã hội chống lại sự can thiệp vũ
trang của chính phủ Pháp đối với nước Nga. Cả Phan Châu Trinh lẫn Phan
Văn Trường đều khuyến khích việc làm của Nguyễn Tất Thành. Với họ,
thanh niên phải hoạt động và từ những hoạt động ấy mới rút ra những kinh
nghiệm chứ kinh nghiệm không có từ trên trời rơi xuống hoặc dưới đất chui
lên.
Một hôm, Nguyễn Tất Thành mang về bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Khi cả ba người
ngồi vào bàn uống cà phê, Nguyễn Tất Thành nói:
- Đây là luận cương được Đại hội lần thứ hai của Quốc tế cộng sản vừa