chính.
Những lời dạy dỗ ấy làm Nguyễn An Ninh suy nghĩ rất nhiều. Theo
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc đứng về phía cộng sản lúc này không
sai. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam bao giờ Đảng cộng sản ra đời ? Ý kiến
của Phan Châu Trinh trước đây không phải không đúng…
Nguyễn An Ninh đem những băn khoăn của mình ra trao đổi với Nguyễn
Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc cũng cho rằng cái khó hiện thời là phong trào
cách mạng trong nước là con số không và cần phải có người đẩy phong trào
lên, nâng cao dân trí, tổ chức đoàn thể yêu nước để có lực lượng quần
chúng… Vai trò này cụ Phan Châu Trinh rất hợp, vì cụ và bạn bè của cụ đã
từng làm và có hiệu quả, nhưng tiếc một điều là bọn thực dân Pháp không
muốn để cụ về nước.
Nguyễn An Ninh tự tin nói:
- Anh yên tâm điều ấy. Thực dân không cho cụ Phan Châu Trinh về nước,
nhưng vẫn cho Ninh về nước kia mà. Tôi tin mình sẽ làm được điều gì đó
giúp anh.
Nguyễn Ái Quốc cũng nói với giọng đầy tin tưởng:
- Tôi nghĩ lớp trẻ chúng ta sẽ làm được điều gì đó cho dân cho nước. Nay
mai, tôi sẽ giới thiệu với Ninh một người bạn mới.
- Có phải anh Nguyễn Thế Truyền không ?
Nguyễn Ái Quốc vui vẻ hỏi:
- Sao Ninh biết ?
- Tôi có gặp một lần ở nhà cậu tôi, nhưng lúc anh ấy đến là lúc tôi phải đi
nên chưa được trò chuyện gì. Anh Truyền cỡ tuổi anh hoặc nhỏ hơn một
vài tuổi là cùng. Sau này cậu tôi cho biết, anh ấy là con trai tri phủ Ninh
Bình Nguyễn Duy Nhạc, sang Pháp từ năm ngoái. Nghe nói anh Truyền
đang ở Toulouse, tập trung học để lấy bằng kỹ sư hóa học nên thỉnh thoảng
mới lên Paris thăm bác Trường.
- Đúng là anh ấy. Đây là một thanh niên tốt, chúng ta có thể tin tưởng được.
Chuyện trò với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh thấy vững tin hơn và
thấy cần phải tham gia vào những tổ chức chính trị để hiểu thêm, củng cố
thêm những suy nghĩ của mình. Nguyễn An Ninh không giấu giếm gì