Vu gia
Phan Châu trinh
Chương 15
Nhìn vua Khải Định ăn mặc nhố nhăng, làm trò hề cho thiên hạ, Phan Châu
Trinh lấy làm xấu hổ. Vua đã vậy thì đòi gì hơn ở đám bầy tôi. Người khôn
khôn thuở nên ba; kẻ dại, già đời vẫn dại. Biết nói lúc này chẳng ích lợi gì,
nhưng cũng không thể không nói. Dù sao ông vẫn là người Việt Nam; Khải
Định là vua của nước Việt Nam; xấu lá xấu nem… Nhưng viết thì viết cái
gì ? Phan Châu Trinh gạch từng điểm trên giấy, cân nhắc nặng nhẹ rồi chốt
lại bảy tội:
- Một: Tội tôn quân quyền, "dám xem mình như thần thánh nghênh ngang
trên đầu dân".
- Hai: Tội thưởng phạt không công bằng, "chẳng cần phép nước".
- Ba: Tội chuộng sự qùy lạy, "xem dân như trâu ngựa, để người ngoại quốc
mỉa mai khinh rẻ nòi giống Việt Nam".
- Bốn: Tội tham lam vơ vét, “ăn cắp tiền kho, tiền kín của nhà nước mà xa
xỉ bậy bạ".
- Năm: Tội “ăn mặc lố lăng, làm nhục quốc thể".
- Sáu: Tội "làm vua mà ngày ngày chơi rong".
- Bảy: Tội “đi Pháp ám muội”.
Từ đó, Phan Châu Trinh kể ra cụ thể từng tội một. Riêng tội thứ tư, khi
Khải Định lên ngôi (18-5-1916) thì ông đã bị "đày khéo" qua Pháp rồi,
nhưng anh em bên nhà đã cho ông biết, năm 1917, trên thửa đất rộng hơn
23.000 mét vuông kề bên dòng sông An Cựu, vị tân vương cho xây biệt
cung An Định rất tốn kém và hoàn tất vào mùa đông 1918. Nhưng trong bài
"Ngự chế An Định cung dẫn", ông ta vẫn xoen xoét cho rằng, nào là "Tất
cả vàng bạc châu báu cùng toàn bộ vật dụng trong lầu, trẫm đều xuất tiền
lương mà mua sắm, các sở khác cũng vậy", nào là "trẫm đâu dám xài phí
sức dân và công qũy quốc gia"… Phan Châu Trinh hạ bút:
"Sau khi bệ hạ làm vua rồi, thì đã đem lòng chán chê những cung điện cũ
của ông bà đời trước để lại, liền làm ngay một sở cung điện nguy nga ở