làng An Cựu, mua những đồ sứ của Tàu, mỗi lần vài ngàn bạc, đem về đập
bể ra, lựa những miếng nào bông to hoa đẹp, để gắn những hình long, lân,
quy, phụng, cho thỏa lòng xa xỉ của bệ hạ. Giả sử bệ hạ lấy tiền làm cung
điện đó mà lập một trường đại học tại Huế, lấy tiền mua đồ sứ đập bể ra mà
mua đồ dùng cho nhà trường… thời hai cách dùng tiền lợi hại khác nhau
biết là bao nhiêu !"(1).
Viết xong, Phan Châu Trinh gửi qua đường bưu điện và đề rõ: Việt Nam
quốc dân Phan Châu Trinh. Gửi thư đi rồi Phan Châu Trinh vẫn chưa bằng
lòng, ông cho dịch ra tiếng Pháp gửi đăng báo và in ra nhiều bản nhờ bạn
bè phân phát khắp nơi. Phan Châu Trinh cũng gửi bài viết nầy đến tờ
L’Humanité – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Pháp kèm theo lá thư
gửi ngài giám đốc, cho rằng việc chính phủ Pháp đưa Khải Định và đoàn
tùy tùng qua dự hội chợ thuộc địa ở Marseille và "sơn phết" một ông vua
của một nước như thế thì đó là cách hạ nhục dân tộc Việt Nam và hai dân
tộc khó mà gần nhau được. Phan Châu Trinh đề nghị ngài giám đốc tờ
L’Humanité “để riêng ý tưởng đảng phái một bên, và chỉ coi đây như là
một việc làm có ích và tốt đẹp mà ông đã góp cho một thuộc địa xa xôi"(2).
Phần lớn công đồng người Việt Nam đang theo học hoặc làm ăn sinh sống
tại Pháp, kể cả những người bạn Pháp rất thích thú khi đọc bài viết của ông.
Từ tư liệu này Nguyễn Ái Quốc viết vở kịch "Con rồng tre” đọc cũng thú.
Đại ý vở kịch này là có những cây tre thân hình quằn quại. Những người
chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con rồng. Nó là một thứ đồ chơi. Là con
rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre nhưng lại hãnh diện
có tên và hình dáng con rồng. Tuy vậy nó chỉ là một quái vật vô dụng.
Đúng là sự thâm thúy của kẽ sĩ xứ Nghệ !
Thời gian qua, Phan Châu Trinh cung cấp tư liệu cho Nguyễn An Ninh làm
luận án tiến sĩ luật: "Tính dân chủ của chế độ quân chủ Annam" thay vì như
dự định ban đầu là "Tính dân chủ ở các làng xã Việt Nam". Và từ đống tư
liệu này, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Ái Quốc có những bài báo khá sắc,
mang đầy hơi thở đấu tranh. Đọc những bài báo ấy, Phan Châu Trinh càng
thấy rõ mình đã bị lớp trẻ vượt qua. Với Phan Châu Trinh, đó là điều đáng
mừng, bởi đã vào đẳng tuổi như ông rồi mà chưa thấy có ai hơn mình thì