rồi. Cực chẳng đã mới không cần học vị, còn có điều kiện thì nên làm để
người đời khỏi cho mình là kẻ bất đắc chí nên làm liều.
Nguyễn An Ninh cười, nói:
- Con đã nghĩ kỹ và bàn với cha con rồi. Học hành được như con thì hiện
nay nước Annam mình chẳng có mấy người, nên không ai dám cho con là
kẻ bất đắc chí. Lần này sang, con định mời bác Trường về nước làm báo
với con.
Thấy Phan Châu Trinh buồn buồn, Nguyễn An Ninh nói tiếp:
- Con biết bác Trường về, thì cậu mất vui, nhưng công việc trên hết cậu à.
- Con nghĩ kỹ chưa ?
- Thời gian qua, con đã nghiên cứu rất nhiều sách vở và thấy con đường
của anh Quốc đi là có hi vọng hơn cả. Nhưng nói theo cậu thì con thấy
không sai, nên lần này con quyết hợp lực với anh Quốc. Con sẽ đánh thức
đồng bào ở trong nước, sẽ làm cho họ hiểu được cái quyền làm người của
mình và hiểu bổn phận của mỗi người trước vận mệnh của đất nước. Qua
báo chí, con sẽ giải thích cho họ biết phải làm gì và theo ai. Sau một thời
gian dân trí được nâng lên, con sẽ tổ chức một lực lượng quần chúng… -
Ngừng lại một chút, Nguyễn An Ninh nói tiếp: - Con tin anh Quốc sẽ đồng
ý với cách làm này.
Phan Châu Trinh nói:
- Vừa rồi, cậu có biên thư cho anh Quốc nói về chuyện ấy. Nếu con tình
nguyện hợp lực với cách ấy thì quá hay. Nếu anh Quốc không đồng ý, thì
việc làm của con cũng có ích cho dân cho nước. Cậu tán thành.
Nguyễn An Ninh nghe vậy, vui lắm.
- Cậu biết không, ở bên nhà bà con bàn rất nhiều về "Thất điều thư" mà cậu
đã gửi cho vua Khải Định. Kẻ nói như thế này, người nói như thế khác làm
con giải thích sướng cả miệng.
Phan Châu Trinh cười cười, nói:
- Cụ nghè Tập Xuyên (1) cũng biết chuyện ấy và hôm trước có gửi cho cậu
bốn bài thất ngôn bát cú liên hoàn. Cậu thích nhất bài đầu.
Không đợi Nguyễn An Ninh gợi ý hay hỏi thêm gì, Phan Châu Trinh rung
đùi ngâm sang sảng ra chiều thích thú lắm: