- Anh đã biên thư gửi gắm cho tôi, thì tôi phải có trách nhiệm. Thậm chí,
không có thư của anh, tôi cũng phải lo vì đấy là trách nhiệm của lớp cha
anh đối với lớp trẻ. Những việc tôi đã làm đều chỉ vẽ lại cho Ninh, hi vọng
Ninh theo đuổi những việc mà đời mình không đạt được. – Giọng Phan
Châu Trinh chùng xuống. – Anh thật có phước, hổ phụ sinh hổ tử.
- Anh nói quá lời, tụi nhỏ nghe được nó lừng. Nó vẫn còn trẻ người non dạ,
anh em chúng tôi đây vẫn thường nhắc nhở luôn.
Phan Châu Trinh hào hứng nói:
- Tới bây giờ mà các anh còn nghĩ thằng Ninh nhà mình trẻ người non dạ là
coi thường lớp trẻ rồi. Những ngày ở đây dưỡng bệnh, tôi sẽ kể cho các anh
nghe về tài năng của Ninh ở Pháp cho các anh nghe. Tôi hãnh diện về thằng
Ninh của anh ở xứ người đó.
Ba người còn đang chuyện trò thì khách tới thăm. Và chỉ qua một ngày, anh
em ông Khương bàn lại, dành riêng một phòng để Phan Châu Trinh tiếp
khách. Nhưng ông Cư không đồng ý để Phan Châu Trinh tiếp khách nhiều.
Lời thầy thuốc lúc này có giá trị nhất, nên hai cha con ông Nguyễn An
Khương phải thay mặt Phan Châu trinh tiếp khách từ các nơi đến. Song để
tạo điều kiện cho cha dịch cuốn Khang Hi tự điển, Nguyễn An Ninh dành
lấy việc tiếp khách giúp cụ Phan.
Sau đó không lâu, hai người con gái của Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc
Kháng từ Quảng Nam vào thăm. Nhìn thấy Phan Châu Trinh, ai cũng rơm
rớm nước mắt.
Khách khứa cứ nườm nượp khiến Phan Châu Trinh cũng thấy ngại. Nguyễn
An Ninh biết điều ấy nên nói:
- Khách tới thăm càng nhiều thì cậu phải càng mừng, càng lo uống thuốc,
bồi bổ cho nhiều để có sức còn giúp con nhiều việc, chứ lo thì không hết
bệnh đâu. Cậu yên tâm, gia đình con thừa sức tiếp khách của cậu những…
hai chục năm.
Phan Châu Trinh biết đó là lời nói thật và ông cũng nói thật:
- Cậu thấy nhọc cho vợ con quá.
Nguyễn An Ninh cười hì hì:
- Cậu khéo lo. Vợ con chỉ lo ăn uống cho cậu, cha con và con thôi. Mọi