với luật sư Phan Văn Trường cho có bạn. Nhưng ý trời khó cãi, sức khoẻ
Phan Châu Trinh yếu dần từng ngày.
Nguyễn An Ninh không cho Phan Châu Trinh nói chuyện nữa mà đưa về
Hóc Môn thuốc thang.
*
* *
Giữa xuân, nhưng lại là mùa khô ở miền Nam nên khí trời hầm hập nóng.
Biết sức mình, Phan Châu Trinh nhắn Nguyễn An Ninh lên đưa ông xuống
Sài Gòn để có gì cũng gần bạn bè, con cái.
Trên đường xuống Sài Gòn, Phan Châu Trinh nói với Nguyễn An Ninh:
- Cậu về đây cũng được chín tháng, gặp được anh em, bè bạn, người thân,
làm được những điều mình muốn làm… rứa là thoả nguyện lắm rồi. Nhưng
mấy ngày qua, điểm lại toàn bộ những gì cậu biết từ khi về nước, cậu thấy
lo cho con lắm.
- Con nghĩ, mình chẳng làm chi nên tội, nên không sợ. Bọn Tây ở đây đều
biết con là dân luật, ông Trường là trạng sư thứ thiệt từ Pháp quốc về, nên
chúng chẳng dại gì làm càng mà ảnh hưởng đến chiếc ghế của mình.
Phan Châu Trinh ôm ngực ho, lấy hơi một lát mới nói tiếp:
- Đó là cách nghĩ của tuổi trẻ. Minh thương dễ tránh, ám tiển khó lường.
Con phải cẩn thận đừng để lọt vào bẫy giăng của bọn mật thám.
Thật lòng, Nguyễn An Ninh cũng biết điều ấy, song vẫn vui vẻ động viên
Phan Châu Trinh:
- Con thực sự lớn khôn rồi và cũng có chút ít kinh nghiệm trong công việc,
nên chẳng sao đâu. Cậu còn mạnh được ngày nào là con làm việc có hiệu
quả ngày đó, nên cậu thương con mà ráng giữ gìn sức khoẻ.
Nghe Ninh nói, Phan Châu Trinh mát lòng mát dạ và cũng mừng cho kiếp
người.
Mấy ngày sau nghe báo Nguyễn An Ninh đã bị bắt, Phan Châu Trinh thở
dài, quay mặt vào tường.
Lúc đó, kim đồng hồ trên tường chỉ 21 giờ 30, ngày 24-3-1926.
Ngày hôm sau, báo La Cloche Fêlée và nhiều tờ báo khác đưa tin cùng "Lời
Đạt” của Hội đồng trị sự lo đám tang Phan Châu Trinh: