PHAN CHÂU TRINH - Trang 39

quốc sự. Những việc ông đề ra và đã làm ở Quảng Nam, Bình Thuận là
những việc làm minh bạch, đường đường chánh chánh. Cổ động quốc dân
chuyên về sự học, chí thú làm ăn, làm giàu, không chủ trương bạo động,
không khuyến khích quốc dân trông vào người ngoài… có gì không tốt ?
Phan Châu Trinh nói rõ cho mọi người biết rằng, dùng thuyết dân chủ, tự trị
thì chẳng có gí phải giấu giếm, thậm chí ông sẽ nghĩ cách trình bày với
những quan Pháp đang cai trị để họ hiểu rõ việc làm của phong trào. Với
ông, muốn đồng đẳng thì phải bình đẳng. Muốn bình đẳng với người ta thì
mình phải khẳng định được mình. Muốn khẳng định được mình thì phải
học, phải tiếp thu những cái mới, cái hay của nhân loại, chứ không thể khư
khư ngồi ôm những câu nói của thánh hiền có hàng ngàn năm qua, những
câu nói có từ thời con người còn ở tình trạng sơ khai, hái lượm.
Đến Hà Nội, Phan Châu Trinh như cá gặp nước. Các sĩ phu Bắc hà rất qúy
trọng ông. Những điều ông nói họ không những đồng tình mà còn tính
chuyện thực hành ngay. Trong lúc này, mọi người cho ông biết tin về Phan
Bội Châu. Nhiều người hỏi ông về những hành động của Phan Bội Châu,
ông thú thật lâu ngày chưa gặp lại Phan Bội Châu nên ông không thể bình
phẩm gì được. Nhưng với ông, trước hết, Phan Bội Châu là một người đáng
trọng. Khoa Canh Tý (1900), Phan Bội Châu đậu hương nguyên trường
Nghệ An, Huỳnh Thúc Kháng đậu hương nguyên trường Thừa Thiên, còn
ông thì đậu thứ ba. Năm sau, Huỳnh Thúc Kháng phải ở nhà cư tang cho
cha, Phan Bội Châu bị đánh hỏng, còn ông đỗ phó bảng. Lúc ông ra làm
quan ở Huế thì có gặp Phan Bội Châu và ông đã thẳng thừng bác bỏ chủ
trương bạo động của Sào Nam. Phan Châu Trinh nhớ lại lúc đó cùng với
Võ Phương Trứ cổ động các sĩ phu ký vào thư xin bỏ khoa cử và hiến pháp,
nhưng không có mấy người chịu ký, trong đó có cả Phan Bội Châu. Ngày
đó, Phan Bội Châu viện cớ thi hỏng nên không ký. Sau đó, ông nghe tin
Phan Bội Châu vào Quảng Nam, cụ thể là tìm Tiểu La Nguyễn Thành tại
"Nam Thành sơn trang"(nay thuộc xã Bình Qui, huyện Thăng Bình, Quảng
Nam) - nơi chôn nhau cắt rốn của Tiểu La, và tìm Đỗ Đăng Tuyển tại Ô Gia
(nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Dường như phần
nhiều nhân sĩ Quảng Nam lúc ấy cùng đứng trên lập trường tôn quân và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.