Về đến Hà Nội, ông kể lại tất cả những gì đã trao đổi với Phan Bội Châu
cho anh em nghe. Phần lớn anh em lúc này như kẻ đứng trước ngả ba
đường. Chủ trương của Phan Bội Châu, họ cũng thấy đúng; còn chủ trương
của Phan Châu Trinh, họ lại chẳng thấy gì sai. Nhưng trong thâm tâm, họ
thấy cách làm của Phan Châu Trinh có lợi nhiều đường hơn.
Giã gạo thì khỏi bồng em. Ông cha đã dạy như thế và không nên nghĩ mình
không làm được gì cho quốc dân cho đất nước. Với suy nghĩ đó, Đông
Kinh nghĩa thục ra đời với những tên tuổi đáng kính, như: Lương Ngọc
Can, Đào Nguyên Phổ, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Nguyễn
Bá Học… Cũng giống như những hội học ở Quảng Nam, Bình Thuận,
nghĩa thục luôn bài xích cái học cũ, đề cao tân học, rước thầy về dạy Pháp
văn, quốc ngữ. Ai xin vào học đều được hoan nghênh, thậm chí còn phát
không tập, bút.
Phan Châu Trinh cùng các nhân sĩ trí thức xứ Hà thành thay phiên nhau
diễn thuyết đề cao tân học. Các sĩ phu Bắc Hà, nhất là lớp trẻ rất thích câu
nói của ông: "Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc” (Không bỏ chữ
Nho, không cứu được nước Nam). Không ít người viết lại câu này dán ở
nhà. Ông cũng rất thú với câu nói của Dương Bá Trạc:
- Anh còn muốn cái chữ nhân ư ? Nay tôi bán cho anh một xu thôi.
Phan Châu Trinh và các sĩ phu Bắc Hà đều thống nhất phải giáo dục cho
mọi người, nhất là giới trẻ thoát ly hẳn cái học cũ đang thịnh hành; đào tạo
một lớp người có óc sáng kiến, biết chuộng thực tế, lo cho dân giàu nước
mạnh.
Theo đuổi tân học, đề xướng dân quyền không phải bạo động, song chắc
chắn bọn quan lại Nam triều không thích, thậm chí cả bọn Tây dương cai trị
cũng chưa chắc đã thích, nên cũng dễ vào đường tù tội, thậm chí nhận lãnh
cả cái chết. Nghe những lời tâm huyết của Phan Châu Trinh, hầu hết anh
em đồng tâm ở Bắc hà đều cho rằng, chết vì bạo động chống lại ngoại bang
cũng tốt, mà chết vì "lợi dân ích nước" càng có ý nghĩa hơn.
Hội học thì phải nói là thành công, nhưng muốn lập hội buôn, hội nông, hội
trồng cây… anh em thú thật đều không rành. Để Đông Kinh nghĩa thục tồn
tại dài lâu thì phải có tiền mới hoạt động được, song thật lòng từ nhỏ đến