Thúc Kháng động viên mọi người yên tâm. Đã ra đến đây thì coi như tuyệt
đường rồi, chẳng có chi mà sợ. Vả lại, có sợ cũng không được và càng sợ
thì chúng càng xem thường, mất uy thế của một trọng tù quốc sự.
Nói xong, Huỳnh Thúc Kháng đứng dậy, phủi bụi trên bộ đồ tù rồi đi theo
tên lính mã-tà. Vừa khuất khỏi tầm mắt mọi người, thì người lính mã-tà đưa
Huỳnh Thúc Kháng cái thẻ bài của một tù nhân làm sở rẫy. Y nói:
- Ông thay cái thẻ bài này rồi cứ thẳng một đường đến sở rau sẽ có người
gặp ông.
Huỳnh Thúc Kháng biết Phan Châu Trinh thu xếp việc này, nên trong lòng
mừng như mở hội, cám ơn người lính mã-tà lia lịa rồi xăm xăm bước đi.
Trong tầm nhìn, Huỳnh Thúc Kháng đã biết mình sắp đến sở rau, song
chưa biết phải làm gì nữa, thì thấy có một người đi tới đón và nói:
- Ông đi về hướng kia có một người câu cá đang đợi ông.
Huỳnh Thúc Kháng vừa đi vừa cám ơn. Biết sắp sặp được người bạn thân
thiết, Huỳnh Thúc Kháng sãi bước như chạy.
Nghe bước chân, người câu cá quay lại nhìn Huỳnh Thúc Kháng. Cả hai
sững người nhìn nhau một lúc. Mới ba mươi ba tuổi mà đầu tóc của Huỳnh
Thúc Kháng bạc hết gần một nửa, còn Phan Châu Trinh thì đã rụng hai cái
răng.
Hai người bạn lao vào ôm chặt lấy nhau. Cả hai như đồng thanh:
- Mừng lắm ! Mừng lắm !
Cả hai không biết nói chuyện gì, cứ nghệch mặt ra cười.
Phan Châu Trinh nói:
- Thôi anh về đi kẻo gặp khó khăn. Tôi chỉ mong gặp anh và đã gặp, rứa
qúy rồi.
Người chỉ đường Huỳnh Thúc Kháng lúc nãy đã đến. Huỳnh Thúc Kháng
biết giờ mặt đã hết, vội ứng tác:
Khả liên cụ thị đáo Côn Lôn,
Bi thử sâm thương kỷ hiểu hôn.
Ngã phát thương thương quân xi lạc,
Tương phùng nhứt tiếu lưỡng vô ngôn
.
Gặp và thấy bạn mạnh khoẻ,
Phan Châu Trinh vui mừng lắm. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy.