những ngày qua. Tôi không có gì đền đáp ơn cô ngoài vật phòng thân này".
Một con người tốt như thế, phúc hậu như thế… Phan Châu Trinh thở dài,
cảm thương cho một kiếp người.
Ở Sài Gòn mấy ngày thì vợ và đứa con trai của ông đã được chính quyền
cho vào thăm và có quyền ở lại chăm sóc sức khoẻ cho ông. Gặp lại vợ con,
Phan Châu Trinh mừng lắm và tuần tự biết được thêm nhiều chuyện ở quê
nhà. Nói chung, rứa là mừng. Còn người còn của. Chỉ có tội cho người bạn
chí tình chí nghĩa của ông là cụ nghè Trần Qúy Cáp và những học trò. Nghe
đâu có không ít gia đình khá giả mà vì con vướng vào cái án tào lao của
ông mà gia đình khánh kiệt. Phan Châu Trinh thở dài, cảm thấy mình có
lỗi.
Sau đó không lâu, gia đình ông được đưa về Mỹ Tho an trí, quan tỉnh
trưởng Couzineau trực tiếp trông coi. Nhìn chung, không ai gây khó khăn
gì cho ông, song dù có gây cũng thế. Án chết, ông đã trải qua; án nặng
không ngày về ông cũng đã trải qua thì bây giờ chẳng còn loại án nào làm
ông sợ.
Mấy lần ông đã trực tiếp nói chuyện với quan Toàn quyền và lần nào ông
cũng chỉ đưa ra ba yêu cầu: thứ nhất, xử tử Phạm Ngọc Quát; thứ hai, cho
ông và con trai của ông sang Pháp sinh sống để chính phủ thuộc địa và
Nam triều yên tâm; thứ ba, ân xá tất cả bạn bè ông - những người bị bắt
trong vụ "cúp tóc, xin xâu". Nhưng lần nào, ông ta cũng… ghi nhận. Một
hôm, ông ta từ Sài Gòn điện báo cho ông biết Dương Bá Trạc được ân xá
trong nay mai. Phan Châu Trinh vui lắm, liền biên thư cho anh em ngoài
đảo biết. Ông không tin lòng tốt của bọn Tây thuộc địa, mà tin vào tác động
của hội nhân quyền. Càng nghĩ, ông càng quyết tâm sang Pháp.
Và cha con ông được lên tàu sang Pháp cùng một lần với quan Toàn quyền
Klobukowsky.
Sau một thời gian làm quen đây đó, anh em đã khuyên ông chọn một nghề
để kiếm sống và đã giúp ông học nghề rửa ảnh. Và chính nghề này đã
không chỉ nuôi sống ông mà còn có dư chút đỉnh để giúp đỡ lại một số anh
em đồng hương khác.
Ổn định nơi ăn chốn ở đâu vào đó, Phan Châu Trinh bắt đầu thực hiện