PHÁN QUYẾT - Trang 790

công nhân, đã dựa vào cái lôgic này mà lợi dụng chức quyền biến công hóa
tư, biến mình từ những cán bộ Nhà nước, từ những công bộc của nhân dân
thành những kẻ tham ô biến chất, những kẻ tư sản giắt lưng bạc triệu,
những kẻ ác bá ăn thịt nhân dân. Chỉ vẻn vẹn mười mấy năm thôi, tại sao
lại sinh ra một giai cấp như vậy? Lôgics của bọn họ chính là lôgic của thời
đại, của xã hội chúng ta sao? Bọn họ rốt cuộc là những nhà "cải cách" hay
là những con sâu đục khoét "cải cách"? Bọn họ huyền vũ dương uy, ăn chơi
trác táng, muốn gì được nấy, lẽ nào không thể hỏi một câu "vì sao" cho thứ
lôgic và hành vi của bọn họ? Những việc họ làm là lẽ tất nhiên sao?

Có lẽ mọi người đã nhìn quen rồi, nên ngại hỏi "vì sao"; có lẽ mọi

người đã đủ "thông minh" rồi, biết được rằng cái "hồ đồ" hiếm có ấy đã
thông ngộ rồi, sự việc không liên quan đến bản thân, ào ào cho xong, hà tất
chi cứ phải hỏi rõ "vì sao"? Có lẽ mọi người cảm thấy đã khó lòng hỏi ra
kết quả, hỏi cũng bằng không, thà không hỏi còn hơn. Tóm lại, dưới ngòi
bút của các nhà văn của chúng ta, rất ít thấy dạng câu hỏi "vì sao" trong
những tác phẩm văn học cuối thấp niên 70. Văn học dường như chỉ trong
một đêm đã tiếp nhận cách nói "tồn tại và hợp lý", để rồi bỏ đi cách châm
kim đá và truy vấn đối với hiện thực, đồng thời tình nguyện trốn vào khung
trời của "cái tôi" không tranh chấp gì với thời thế. Từ tư thế kể chuyện thừa
nhận đến phục tùng, có thể thấy sự nhiệt tình và cảm xúc mạnh mẽ đối với
hiện thực của văn học đã nhạt nhòa đi nhiều; từ ôm ấp hiện tại đến rời xa và
trốn chạy thực tại, có thể thấy rằng văn học đã dần dần mất đi khả năng
xuyên thấu lý tính đối với hiện thực. Chạy trốn và ném bỏ câu hỏi "vì sao"
đối với hiện tại, đã cấu thành nên cảnh tượng chán chường, những sự lạnh
nhạt với hiện thực và hờ hững với lương tri bởi văn học thiếu sức mạnh
tinh thần tổng thể thời kì cuối những năm 90, chứng tỏ sự tan rã trong lập
trường văn học, tan rã thành lập trường của "người khách" "bàng quan", mở
một mắt, nhắm một mắt, "mông lung trong mắt kẻ say" còn nhìn thấy gì
nữa? Cái gì qua rồi sẽ qua, tê liệt hết cảm giác, dường như chỉ biết gào thét,
kêu gọi cho một sự "tỉnh ngộ" cuối cùng của nền văn học thế kỉ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.