chủ thể của mình, ông lấy "đại ngã" làm đòn bẩy. Vì vậy, ông luôn lấy
những đề tài giàu ý nghĩa xã hội nhất, những xung đột mâu thuẫn xã hội
lớn nhất, sắc nhọn nhất, bản chất nhất làm đặc trưng quan trọng và nội
dung quan trọng trong việc tạo dựng cá tính. Bất luận là Lưới trời, Nước
mắt cô nhi, hay Phán quyết, tất cả đều là những vấn đề nóng hổi về mâu
thuẫn xã hội đương đại, đều là những vấn đề quan trọng mang tính căn bản
liên quan đến vận mệnh và tiền đồ của tổ quốc. Ông chưa từng lưu luyến
vòng tròn nhỏ của cuộc sống cá nhân, vì thế, ông cũng chưa từng cảm thấy
thiếu thốn đề tài. Tiêu chuẩn lựa chọn đề tài của ông luôn được quyết định
bằng giá trị xã hội của văn học, bằng việc đề tài này có thể thể hiện và khắc
họa chân thực bản chất xã hội hay không, bằng việc đề tài này có thể kêu
gọi sự đồng cảm của mọi người hay không. Ví dụ: Phán quyết chọn đề tài
tham nhũng và cuộc chiến ác liệt chống tham nhũng trong cuộc sống hiện
thực, to lớn, sắc nhọn; chọn đề tài khó khăn của các doanh nghiệp vừa và
lớn trong cuộc sống hiện thực, to lớn, sắc nhọn. Không chỉ vậy, cuối cùng
nó còn kết nối cả hai lại, cái trước chính là nguyên nhân tạo nên cái sau,
chính là đề tài xuyên suốt câu chuyện! Mỗi tác phẩm của Trương Bình vì to
lớn, vì sắc nhọn nên đều không tránh khỏi tranh luận, tuy nhiên, chính sự
chân thực chuẩn xác của nó, chính sự tấn công về tư tưởng tuyên truyền
giác ngộ tinh tế của nó, đã tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ trong xã hội,
được số đông độc giả đón nhận và yêu mến.
Trong những tác phẩm của Trương Bình mà bản thân từng đọc qua, tôi
nhận thấy, ông chưa từng lấy một hiện tượng ngẫu nhiên nào để làm đề tài
viết truyện, ông hiểu sâu sắc rằng những hiện tượng ngẫu nhiên đó chỉ là
những vật ký sinh không đủ sức nặng trên đường ray phát triển của xã hội,
nó không chứa đựng ý nghĩa hiện thực xã hội to lớn.
Đây là thước đo của Trương Bình đối với việc chọn đề tài, kiểu lựa
chọn này lại hoàn toàn xuất phát từ quan niệm giá trị văn học của ông đối
với cảm giác trách nhiệm thần thánh và ý nghĩa xã hội của một nhà văn.