Chi phí tích hợp
Trong lúc nóng vội ta thường khó mà ngồi ghi chép, nhưng tích hợp đóng
vai trò lớn trong doanh số doanh nghiệp đến mức bạn cần phải nghiêm túc
đo đạc nó. Chi phí thực sự của việc hỗ trợ trước và sau khi bán là gì? Cần
tùy chỉnh đến mức nào? Sẽ tiến hành bao nhiêu buổi đào tạo, giải thích và
khắc phục sự cố để mang thành công một sản phẩm đến cho khách hàng?
Ngay từ đầu bạn cần nắm bắt dữ liệu này vì về sau nó sẽ cho biết liệu bạn đã
xây dựng một công ty khởi nghiệp chưa hay mới chỉ thực hiện tư vấn được
chuẩn hóa cao thôi. Nếu tăng tốc việc thứ hai quá sớm mà vẫn nghĩ mới là
việc thứ nhất, hỗ trợ một thị trường mở rộng và một kênh doanh số sẽ
nghiền nát bạn. Dữ liệu này có thể dùng đối chứng với những sản phẩm
đương nhiệm trong phân tích tổng chi phí sở hữu.
Độ gắn kết của người dùng
Bất kể đang xây dựng thứ gì thì chỉ số quan trọng nhất vẫn là người ta có sử
dụng thứ đó không. Tuy nhiên trong doanh nghiệp thì người mua ít có khả
năng là người dùng hơn. Điều đó nghĩa là người bạn liên lạc có thể là quản
lý dự án IT, ai đó ở bộ phận thu mua, hoặc giám đốc điều hành, nhưng người
dùng thực sự lại có thể là những nhân viên bình thường mà bạn không có
liên lạc gì.
Bạn cũng có thể phải tránh nói chuyện với người dùng: tạo một cuộc điều tra
trên website tiêu dùng thì dễ thôi, nhưng những ông chủ lại có thể không
đồng ý cho bạn lấy thời gian của nhân viên họ để trả lời câu hỏi bạn đưa ra.
Chỉ đo lường mấy chỉ số kiểu “thời gian kể từ lần dùng gần nhất” cũng có
thể dẫn bạn đi sai hướng vì người dùng được trả tiền để dùng công cụ của
bạn. Họ có thể đăng nhập hằng ngày vì đó là công việc họ phải làm; không
có nghĩa là họ thích làm. Câu hỏi thực sự là liệu họ có thích đăng nhập vào
không, và liệu nó có khiến họ năng suất hơn không. Người dùng có nhiệm
vụ muốn hoàn thành và sản phẩm của bạn sẽ phát triển mạnh nếu đó là công