◆ Những gì bạn tạo ra có thể chiếm lĩnh doanh nghiệp hiện tại, hoặc đe dọa
công việc của các nhân viên. Mọi người sẽ hành xử thiếu lí trí. Marc
Andreesen từng có câu nói nổi tiếng là “phần mềm ăn hết mọi thứ”, và một
trong những thức ăn ưa thích của nó là công việc
4
. Khi một công ty phần
mềm giới thiệu phiên bản SaaS ứng dụng của mình, những nhân viên bán
hàng kiếm sống bằng việc bán giấy tờ doanh nghiệp sẽ trở nên tức giận.
4
http://beforeitsnews.com/banksters/2012/08/the-stanford-lectures-so-is-
software-really-eatingthe-world-2431478.html
◆ Quán tính là thực. Nếu bạn yêu cầu mọi người thay đổi cách họ làm việc,
bạn cần phải đưa ra lý do để làm vậy. Xét trường hợp một cửa hàng Apple:
không có máy tính tiền trung tâm, và bạn nhận được một e-mail chứa biên
lai. Chỉ mất một chút thời gian để mua thứ gì đó, mà lại sử dụng không gian
sàn tốt hơn – nhưng thuyết phục được một nhà bán lẻ hiện tại đổi sang mô
hình này sẽ đòi hỏi đào tạo lại và điều chỉnh bố cục cửa hàng.
◆ Nếu làm tốt công việc, bạn sẽ đột phá hệ sinh thái. Một hãng nhạc truyền
thống có quan hệ với các nhà phân phối và cửa hàng. Điều đó khiến hãng
khó chuyển sang phân phối nhạc trực tuyến, để lại cơ hội mở cho các nhà
bán lẻ trực tuyến ngay khi những công nghệ đột phá như MP3 và băng thông
rộng tốc độ cao xuất hiện.
◆ Đổi mới của bạn sẽ sống hoặc chết trong tay của người khác. Bạn sẽ dễ
dàng mù quáng vì công việc của mình – và khinh thường những việc còn lại
công ty đang làm – tuy nhiên bạn và công ty đều trên cùng một con thuyền.
“Khi nảy sinh vấn đề bạn sẽ dễ dàng nhìn mọi việc từ quan điểm của riêng
mình,” Richard Templar nói có phần hài hước trong cuốn The Rules of Work
(Những quy tắc trong công việc
5
), “[nhưng] khi thực hiện cú nhảy lên tiếng
nói doanh nghiệp, bạn sẽ dễ dừng việc này hơn và bắt đầu nhìn vào các vấn
đề từ quan điểm của công ty
6
.”
5
Cuốn sách này đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản. (BTV)