mình phải đi rồi”, tôi nói với cô ấy. “Mấy đứa bạn mình đang có việc gấp.
Nhưng chúng mình sẽ trả tiền hết đống này mình hứa.”
Cô ấy lại nhìn vào giỏ hàng, biết rõ có gì đó không đúng trong câu
chuyện của tôi. “Tùy cậu”, cô ấy nói. “Vui với đống pin cho máy trợ thính
nhé!”
Tôi nối gót Alf và Clark đến cửa trước cửa tiệm, ba đứa đổ hết đống
hàng lên quầy tính tiền. Giờ là lúc chúng tôi thật sự tiêu tiền, tâm trạng của
ông Zelinsky khá lên hẳn. Ông ta dọn cái máy đánh chữ nhầy nhụa dầu
máy để có chỗ cho đống hàng của bọn tôi. “Được rồi, các cậu, có cần hóa
đơn riêng lẻ không? Hay là tôi gộp chung tất cả lại?”
“Để chung cũng được”, tôi nói, móc trong túi ra ba mươi bảy đô nhàu
nát.
Trong khi Zelinsky đóng gói các món hàng, ông đặt các mệnh giá vào
trong máy đếm tiền. Nó được mạ đồng tinh xảo với những chiếc nút cơ khí,
to kềnh và kêu lách cách, không giống những món hàng điện tử ở Food
World chút nào cả.
“Công việc của các cậu lạ thật đấy”, ông nói. “Các cậu làm gì thế?”
“Phần mềm máy tính”, tôi giải thích. “Chúng cháu tự thiết kế trò chơi.”
“Suy nghĩ táo bạo đấy”, Zelinsky nói, ông đóng gói những pin cho máy
trợ thính mà không hề nhấp nháy mắt. “Các cậu không muốn tham gia vào
ngành thiết kế máy đánh chữ, tôi có thể nói cho mấy cậu biết vậy. Tất cả
tiền bạc hiện đang được xử lý bằng máy tính. Cả máy in laser nữa. Mấy cậu
đã thấy cái máy in laser nào chưa? Như phép thuật vậy.”
Tổng cộng tiền trên hóa đơn càng lúc càng cao, hai mươi ba đô năm
mươi bảy xu, hai mươi tư đô bảy mươi chín xu, hai mươi tám đô sáu mươi
mốt xu, tôi lo là trong bọn tôi có đứa đã tiêu hơi lố. Nhưng sau khi mọi thứ
được đóng gói, tổng cộng tiền gồm cả thuế đúng ba mươi đô, chính xác
khoản mà bọn tôi mong đợi.
“Còn gì nữa không?” Zelinsky hỏi.