núi Việt Nam và đến mười sáu năm sau mới xuất hiện giữa vùng biên cương
hai nước để thuyết pháp.
Từ ba điều cần nhấn mạnh trên, bây giờ chúng ta thử hình dung người
thanh niên Huệ Năng. Chúng ta thử hình dung cách đây trên 13 thế kỷ, lúc
đó tại vùng miền Bắc nước Việt Nam, quanh quẩn đâu đó thuộc vùng thượng
du Bắc Việt, có một đứa con nít Việt Nam ra đời khoảng năm 638, tại vùng
đất gọi là Lĩnh Nam, tức là Việt Nam, lúc đó nước Việt Nam đã mất chủ
quyền độc lập, gọi là thời Bắc thuộc lần thứ ba, vào thời nhà Đường (cuộc
Bắc thuộc dã man này kéo dài từ năm 603 cho đến năm 939). Tất cả những
gì huy hoàng nhất của Việt Nam trong giai đoạn ấy đều bị Trung Hoa đồng
hóa sát nhập vào sở hữu của họ). Cũng xin mở dấu ngoặc ở đây: Phật giáo
Việt Nam lúc ấy rất huy hoàng và có nhiều vị sư Việt Nam đã được triệu
thỉnh về triều đình Trung Hoa để dạy đạo Phật cho vua quan học; đó là
chưa nói đến Trung tâm Phật giáo Đại thừa có từ trước đời Đường ít nhất
ba, bốn thế kỷ là nước Vu Điền (Khotan) ở Trung Á đã sản xuất bao nhiêu
đạo sĩ truyền giáo Đại thừa cho Trung Hoa, hầu hết tất cả những vị này đã
mang kinh điển Phật giáo đến Trung Hoa từ thế kỷ thứ hai và mấy thế kỷ
sau; hầu hết tất cả những vị truyền giáo vùng Trung Á này đều đi bằng
đường biển đến Trung Hoa và bắt buộc phải ghé Việt Nam trước khi đổ bộ
sang Trung Hoa (ngay cả Bồ Đề Đạt Ma, người vùng Trung Á, chứ không
phải Ấn Độ, vì không có sách Phật giáo Ấn Độ nào nói đến Bồ Đề Đạt Ma
cả, ngay cả tài liệu Tây Tạng về Phật giáo Ấn Độ cũng không có nói đến Bồ
Đề Đạt Ma), ngay đến Bồ Đề Đạt Ma, người vùng Trung Á, cũng phải đi
đường biển và mất hết ba năm trời mới đến Trung Hoa, như thế trong thời
gian ba năm đó, Bồ Đề Đạt Ma cũng phải lưu lại Việt Nam trước khi sang
Trung Hoa. Việt Nam đã từng chịu ảnh hưởng mạnh về hình thức Phật giáo