khoảng 23 tuổi. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn chỉ giữ vai trò danh dự là ấn chứng
cho Huệ Năng, vì thế Ngũ Tổ mới lén lút kêu gọi Huệ Năng đêm khuya vào
gặp riêng Ngũ Tổ để ngài trao y pháp và giảng cho một thời kinh Kim
Cang gọi là lấy lệ thôi, rồi sau đó Ngũ Tổ âm thầm lén lút đưa tiễn Huệ
Năng đến trạm Cửu Giang, và đuổi khéo Huệ Năng trở về rừng rú Việt Nam,
không dám giữ lại đất Trung Hoa, vì Ngũ Tổ đã làm một việc can đảm phi
thường nhất đáng ngại: trao ngôi vị lớn nhất của Thiền tông (lúc đó chưa có
tên là “Thiền tông” mà chỉ có tên là Đông Sơn pháp môn) cho một thanh
niên “mọi rợ” mới chưa đầy 23 tuổi.
Có một điều không nên quên đó là lần đầu tiên và có thể là lần cuối
cùng độc nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa mà ngôi vị Tổ sư của một
tông pháp lớn nhất của Phật giáo lại được trao truyền cho một người ngoại
quốc còn rất trẻ tuổi và chưa thọ giới xuất gia gì cả (Huệ Năng chỉ làm lễ
thế phát xuất gia theo điệu hình thức lúc gần 40 tuổi, vì “phương tiện thiện
xảo”, vì từ bi để hoằng pháp và gìn giữ ý nghĩa siêu việt của chữ “Tăng”
trong Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), nhưng chi tiết này cũng do những bản
đời sau của Pháp Bảo Đàn kinh thêm vào để cho “cụ túc” hình tướng cần
thiết hóa độ). Chúng ta phải tán thán công đức siêu phàm của Ngũ Tổ
Hoằng Nhẫn ở đây: Hòa thượng đã nhìn nhận ra tất cả vĩ đại phi thường
của một anh con nít, chưa đầy 23 tuổi, lại thuộc giống người “mọi rợ”,
chưa xuất gia; và Hòa thượng khéo léo kín đáo trao truyền tất cả trách
nhiệm tâm linh nặng nề nhất của đạo pháp, khéo léo khuyên Huệ Năng lui
trở về Việt Nam và trốn tránh ở Việt Nam, chứ đừng ra mắt xuất hiện ở đất
Trung Hoa nữa; Huệ Năng đã nghe lời dạy của Ngũ Tổ và đã mất dạng ở
đất Trung Hoa trong vòng mười sáu năm; ngài trở về ẩn náu ở vùng rừng