đại khái thôi và không rành lắm: dữ kiện lịch sử đã chứng minh rằng Huệ
Năng nói không rành tiếng Tàu (đã được những hậu bản kinh Pháp Bảo
Đàn ghi chép) dù Huệ năng có nói tiếng Tàu theo giọng Quảng Đông đi nữa
thì không có lý do gì mà Huệ Năng phải cần tự biện hộ (ngài đối đáp với
Hoằng Nhẫn) lúc Ngũ Tổ đưa ngài đến trạm Cửu Giang để trở về Việt Nam,
nhất là trong một lúc nghiêm trọng như sắp vĩnh biệt Ngũ Tổ. Chẳng hạn
đọc lại bản Tông Bảo của Pháp Bảo Đàn kinh:
“Lúc vào canh ba, Huệ Năng lãnh được y bát rồi thì mới hỏi: “Năng
này gốc gác là người Việt Nam, vốn chẳng biết đường đi vùng núi này, làm
thế nào mà ra vàm sông?”. Ngũ Tổ đáp, con chẳng cần đi, tự ta sẽ đưa con
đi. Tổ đưa Huệ Năng thẳng tới trạm Cửu Giang. Rồi Tổ bảo Huệ Năng lên
thuyền, ngài cầm mái chèo lấy, nhưng Huệ Năng nói: “Xin Hòa thượng ngồi
và hãy để đệ tử chèo lấy mới phải”. Tổ nói: “Đáng lẽ ta độ cho người”. Huệ
Năng trả lời: “Khi mê thì thầy độ cho, ngộ rồi thì mình độ lấy mình. Chữ
“độ” tuy có một mà chỗ dùng chẳng giống nhau. Huệ Năng này sinh ở chốn
biên thùy xa xôi, thành ra tiếng nói không được đúng. Nhờ thầy truyền pháp
rồi và nay đã đắc ngộ rồi thì chỉ tự mình mà độ lấy mình thôi”. Chúng ta
thấy gì trong lời ghi chép trên? Hiển nhiên chữ Hán “độ” có nghĩa là
“đưa” mà cũng có nghĩa là “cứu độ”. Khi Huệ Năng trả lời: “Lúc mê thì
Tổ sư độ, ngộ rồi thì tự độ lấy mình. Huệ Năng này sanh tại xứ dã man và
giọng nói không đúng, nhờ Tổ sư truyền pháp, nay đã được tỏ sáng thì chỉ
nên mình tự độ lấy mình”. Đoạn này mới nghe qua tưởng dễ hiểu. Nếu
chúng ta biết nhìn thấy qua bên trong sự việc thì chúng ta sẽ thấy được mật
ý của đoạn văn. Đây không phải lúc mà Huệ Năng có thể “chơi chữ” với Tổ
sư, vì đây là giây phút vô cùng nghiêm trọng và ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ
bí mật giữa hai thiền sư; ngôn ngữ bí mật nằm giữa hai biên giới, biên giới