thành sùng bái, trong số đó có một người tên là Thần Hội; chính Thần Hội
sau này đã khôi phục lại ngôi vị Tổ sư thứ sáu cho Huệ Năng và rao truyền
đạo lý Đốn ngộ Bát nhã của Huệ Năng và đẩy lùi tất cả những trường phái
Thiền tông khác đi vào bóng tối của lịch sử. Tất cả tư tưởng đạo lý của Thần
Hội đều được rút ra trực tiếp từ Huệ Năng. Vai trò quyết định của Thần Hội
đối với lịch sử Phật giáo Thiền tông Trung Hoa và Nhật Bản chỉ mới được
Hồ Thích khám phá ra từ những tài liệu đào ra được ở động Đôn Hoàng,
lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Paris. Tác phẩm của Thiền sư Thần Hội đã thất
lạc từ lâu ở Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ nhờ Hồ Thích khám phá ra ở thư
loại Pelliot tại Paris mà lịch sử Phật giáo Thiền tông Trung Hoa đã được
viết lại hết, chẳng những tài liệu của Hồ Thích thôi mà còn bao nhiêu tài
liệu khác từ Đôn Hoàng đã giúpc ho các học giả Nhật và phương Tây thấy
rằng sự thực lịch sử về sự thành hình của Thiền tông không giống như
những tài liệu lịch sử Phật giáo Trung Hoa như chúng ta từng quen biết từ
lâu. Những gì chúng ta biết được về những Tổ sư Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt
Ma cho đến Huệ Năng đều do những truyền thuyết nguỵ tạo ở những thế hệ
sau. Tất cả những sử gia Trung Hoa và ngoại quốc muốn viết gì về Huệ
Năng đều lấy tài liệu chứng minh từ bộ Toàn Đường văn (Đài Bắc, 1961, 20
cuốn), nhưng theo giáo sư Yampolsky thì bộ “Bộ sách Toàn Đường
văn”được biên soạn vào năm 1814 và sử dụng tạp nhạp tất cả những tài
liệu một cách bừa bãi, và nhiều tài liệu đã được viết ra sau này và rất gần
đây, thành ra không thể tin vào giá trị của những tài liệu ấy” (Yampolsky,
op. cit., trang 31). Sau khi khảo xét rất kỹ lương xtất cả tài liệu liên quan
đến Huệ Năng trong bộ Toàn Đường văn, Yampolsky phải đi đến kết luận
rằng tất cả đều là ngụy tạo (op. cit., trang 59). Sau khi đã duyệt qua hàng
ngàn tài liệu Trung Hoa và Nhật Bản, cùng những tài liệu khai quật ở Đôn
Hoàng, Yampolsky đi đến kết luận rằng: “Chúng ta không có được những