- Huệ Năng là người Việt Nam, sinh ở Lĩnh Nam;
- Lĩnh Nam là đất Việt Nam (ngày xưa Lưỡng Quảng: Quảng Đông và
Quảng Tây cũng thuộc Việt Nam). Ngay đến Yampolsky cũng đã chú thích
rất rõ: “Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền “Bắc
Đông Dương Việt Nam” (“Ling-nan indicates the areas of Kwangtung,
Kwangsi, and Northern Indochina”, op. cit., trang 126). Còn địa danhh
“Nam Hải” ghi trong tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh thì theo
Yampolsky đó là Phiên Ngung, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày xưa (xin
đọc Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, trang 37: “Triệu Đà đánh được An
Dương vương, sát nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một
nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên
Ngung”).
Ngoài ra, còn một điểm đáng lưu ý mà Yampolsky đã nêu ra: Bài
thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng là ở chùa Đại Phạm, nhưng theo
Yampolsky thì, không ai có thể truy tìm cho ra chùa Đại Phạm ở đâu, chỉ
biết chùa ấy còn có tên là chùa Báo Ân. Ngôi chùa quan trọng nhất, nơi xảy
ra bài thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng và là nội dung quan trọng
nhất của tất cả các bản Pháp Bảo Đàn kinh mà không có học giả nào truy ra
được địa điểm đích xác, đang khi đó, một sự kiện lạ lùng, là chúng ta đã
thấy cái tên chùa Báo Ân rất nhiều lần trong quyển Việt Nam Phật giáo sử
luận của Nguyễn Lang, cuốn 1, trang 342 và 344; và điều lạ lùng nhất trong
lịch sử Phật giáo Việt Nam: trong Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có hai tên
khuyết lục vào thế hệ thứ năm và thế hệ thứ sáu, vào thế kỷ thứ VII và thế kỷ
thứ VIII, đồng thời với Huệ Năng và Thần Hội (mà Thần Hội ở chùa Hà
Trạch, Hà Trạch nào, phải chăng là Hà Trạch ở Lạc Dương hay Hà Trạch ở