đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Thiền sư Việt Nam La Quý An quyên góp tài
sản và đúc một tượng Lục Tổ bằng vàng, chôn ở gần tam quan để khỏi bị
trộm cắp, dặn rằng khi nào có bậc minh vương ra đời để giúp dân cứu nước
thì đào lên”. Đây có ngụ ý chính trị gì đối với dân tộc Việt Nam lúc ấy, và
nhất là một điểm khác sau đây: “Ngày Lý Công Uẩn được suy tôn hoàng đế
trong cung thì Thiền sư Vạn Hạnh đang ở chùa Lục Tổ (đọc Nguyễn Lang,
op. cit., trang 243-24). Nơi đây chứa đựng những bí mật nào về lịch sử của
dân tộc mà chúng ta không còn để ý tới? Nhất là phải cần nhớ rằng Huệ
Năng là đại diện cho ý thức độc lập của Việt Nam chống lại Trung Hoa,
chẳng những về phương diện đạo lý mà còn đại diện ý thức độc lập tự chủ
chính trị của chính trị Việt Nam đối với Trung Hoa; chúng ta phải cần nhớ
lại rằng Thần Hội đã bị triều đình Trung Hoa bắt giam và lưu đày vì bị kết
án là “muốn âm mưu chính trị có hại cho chính quyền Trung Quốc”. (cf.
Yampolsky, op. cit., trang 36). Và chính Thần Hội đã tạo ra vai trò Bồ Đề
Đạt Ma (truyền thừa y bát của Bồ Đề Đạt Ma cho đến Huệ Năng) và cũng
chính Thần Hội lật đổ vai trò tối ư quan trọng của Thần Tú và Phổ Tịch (đệ
tử Thần Tú) lúc bấy giờ và giành lại ngôi vị Lục Tổ cho Huệ Năng và đưa
Thiền Việt Nam của Huệ Năng thống trị cả Phật giáo Trung Hoa. Đây
không phải chỉ là sự chiến thắng về mặt ý thức đạo lý Việt Nam mà cũng là
sự chiến thắng của tư tưởng Bát nhã đối với tư tưởng Lăng già (của phái
Lăng Già tông, tức là tất cả trường phái Thiền Trung Quốc đương thời mà
đại diện là Pháp Như, Thần Tú và Phổ Tịch). Tất cả bản kinh khác nhau của
Pháp Bảo đàn kinh đều xác nhận hai điều quan trọng:
Thứ nhất: Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu;