Việt Nam?), vì trong Lĩnh Nam chích quái có ghi rằng: “Thiền sư Không Lộ
kết làm đạo hữu với Giác Hải, lần đến chùa Hà Trạch nương thân…”
(trang 90). Và riêng về tài liệu Phật giáo Việt Nam có một nghi vấn mà chưa
ai trả lời được và còn ghi lại trong Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn
Lang (trang 224 và 98): có hai hệ phái Đại Điên và Bát Nhã không được
chép vào lịch sử những thế hệ truyền thừa. Chúng ta cũng nên nhớ rằng
Huệ Năng và Thần Hội thuộc vào hệ phái Bát Nhã và chống lại hệ phái
Lăng Già của Thần Tú và Phổ Tịch. Có một điều đáng nói hơn nữa, đang
khi Huệ Năng đương thời không được người Trung Hoa biết đến, và mãi sau
đến sự xuất hiện hoằng pháp của Thần Hội (sau khi Huệ Năng đã chết lâu
rồi) thì ảnh hưởng của Huệ Năng lớn mạnh như vũ bão quét sạch tất cả tông
phái khác ở đất Trung Hoa, đang khi ấy nước Trung Hoa không có một tổ
đình nào mang tên là Lục Tổ thì trái lại tại Việt Nam đã có một tổ đình rất
lâu đời, mang tên là Tổ đình Lục Tổ (xin đọc Nguyễn Lang, trang 218, trang
98, trang 101). Như trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Tổ đình Lục Tổ đã
có tới trên 400 năm, tính kể từ cuối thế kỷ thứ XII, tức là Tổ đình Huệ Năng
đã có từ thế kỷ thứ VIII, thời đại của Huệ Năng (Huệ Năng viên tịch vào
thập niên đầu thế kỷ VIII, tức khoảng năm 713) (Nguyễn Lang, op. cit., trang
101). Thiền sư Thần Hội, đệ tử của Huệ Năng chỉ xuất hiện ở những kinh đô
Trung Hoa để vũ bão quét sạch tất cả những tông phái Thiền của Phổ Tịch
(đệ tử Thần Tú) và lấy lại ngôi vị Lục Tổ cho Huệ Năng, bắt đầu từ năm
732, và Thần Hội đã chiến thắng vẻ vang rực rỡ và mất đi vào năm 758 hay
760, thì đang lúc đó ở Việt Nam đã có một tổ đình mang tên là Lục Tổ. Còn
một điều nữa là quyển Nam Tông tự pháp đồ (ghi lại lịch sử truyền thừa của
Phật giáo Việt Nam) đã bị mất, và chính mấy chữ “Nam Tông” đáng cho
chúng ta lưu ý, vì mấy chữ ấy chỉ xuất hiện với sự xuất hiện của Thần Hội
vào khoảng từ năm 732 trở đi. Còn một điểm lịch sử vô cùng quan trọng