dữ kiện nào về Huệ Năng cả… (For Hui-Neng we have no facts…” op. cit.,
trang 60). “Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng thực ra gần như không có gì
để chúng ta có thể nói thực sự về Huệ Năng” (“We may only conclude that
there is infacts, almost nothing that we can really say about him”, op. cit.,
trang 69). Theo Yampolsky, chúng ta chỉ biết chắc có một điều là có một
người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và
sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa”. Theo Yampolsky, chỉ có hai tài
liệu đáng tin cậy: thứ nhất là Lăng Già sư tử ký (khai quật ở Đôn Hoàng),
và tài liệu này chỉ nhắc đến tên Huệ Năng như là một trong mười học trò
của Hoằng Nhẫn, chỉ thế thôi và không có ghi chép sự kiện gì khác; tài
liệu thứ hai là bia ký của thi hào Vương Duy vào khoảng năm 740. Còn tất
cả những tài liệu khác đều do những thời đại sau ngụy tạo. Trong bia ký của
thi hào Vương Duy mà Yampolsky đã trích dịch ở trang 66-67 (op. cit.),
chúng ta chỉ thấy Vương Duy ghi rằng: “Nơi quê quán của Thiền sư Huệ
Năng không ai biết. Thiền sư sinh sống ở một thôn làng mọi rợ. Khi trẻ, học
đạo với Hoằng Nhẫn, thiên tài của ngài được Ngũ Tổ ghi nhận và được trao
truyền y pháp; Ngũ Tổ bảo ngài phải lìa bỏ (tức là lìa bỏ đất Trung Hoa), và
trong mười sáu năm, ngài sống ẩn trốn với phường buôn bán dân ngu khu
đen (tức là phường dân ngu khu đen ở Việt Nam). Từ hai dữ kiện lịch sử trên
và dựa theo tất cả những bản khác nhau của Pháp Bảo Đàn kinh, và loại bỏ
tất cả những gì có tính cách thần thoại hay truyền thuyết (và ngay cả bản
Đôn Hoàng Pháp Bảo Đàn kinh chỉ được chép vào năm 830-860, gọi là do
Pháp Hải ghi lại, chưa hẳn là nguyên bản của Pháp Bảo Đàn kinh mà
những học giả Nhật cho rằng đã có một nguyên bản khác đã được viết vào
khoảng năm 713-714 sau khi Huệ Năng viên tịch, bản này đã mất và chưa
tìm lại được); dựa vào tất cả những dữ kiện kiểm chứng được, chúng ta chỉ
có thể có những kết luận sau đây: