Sống và Chết: một Tổ sư rút lui về sự Chết và một Tổ sư khác mới khai sinh.
Huệ Năng đã hiểu mật ý của Ngũ Tổ và muốn nói với Ngũ Tổ rằng: “Thầy
muốn đưa con về Việt Nam là để cứu thoát con để khỏi bị lâm nạn ở đất
Tàu, vì con nói tiếng Tàu không rành, là người mọi rợ, lại lên ngôi vị Tổ sư,
nhưng thầy đưa con đi đây có nghĩa rằng thầy muốn cứu thoát con, dù con
nói không rành tiếng Tàu, nhưng con cũng hiểu ý của thầy khi thầy muốn
“đưa” con đi và đồng thời muốn “cứu thoát” con (“độ”), con đã hiểu ý thầy
rồi thì con phải tự cứu thoát lấy mình và trở về Việt Nam”. Tất cả mật ý trên
chỉ muốn nói lên điều duy nhất: Huệ Năng hiểu lý do tại sao Ngũ Tổ đưa trả
Huệ Năng về Việt Nam, vì rất nguy hiểm cho tính mệnh của một người thanh
niên trẻ tuổi, người “man rợ dã man” mà được trao truyền ngôi vị Tổ sư
thống lãnh tất cả Đông Sơn pháp môn, trường phái nổi tiếng nhất của Trung
Hoa hồi đó. Chỉ có thể hiểu như vậy mới không thấy cái “lố bịch” của Huệ
Năng khi tỏ vẻ “khôn vặt” chơi chữ với chữ “độ” trong một giây phút linh
thiêng nhất, lúc giã biệt thầy. Sau đó, chàng thanh niên Huệ Năng phải mai
danh ẩn tích ở rừng núi Việt Nam trong khoảng mười sáu năm trời, rồi mới
dám xuất đầu lộ diện thuyết pháp ở vùng biên giới Trung - Việt.
Ngài Huệ Năng thuyết pháp trên ba mươi mấy năm trời chung quanh
vùng Quảng Đông và vùng biên giới Trung - Việt, và cả nước Trung Hoa lúc
ấy không ai biết đến tên tuổi ngài cả, lúc ấy Thần Tú được trọng đãi ở triều
đình Trung Hoa và được chính thức coi như Lục Tổ của Đông Sơn pháp
môn (lúc đó chưa có phân biệt “Bắc Tú, Nam Năng” như ta thấy trong bản
Đôn Hoàng và những hậu bản Pháp Bảo Đàn kinh). Danh tiếng, uy thế của
Thần Tú và đệ tử Phổ Tịch lẫy lừng vang dội và được vua Trung Hoa coi
như Quốc sư, đang khi ấy ngài Huệ Năng chỉ là một ông đạo sĩ “man rợ”
tối tăm ở biên cương, chỉ có được một số môn đệ người Trung Hoa trung