tụng, mong kết duyên lành trong kiếp sau, ngõ hầu được vãng sanh nơi đất
Phật”.
Đồng tử bèn dắt Huệ Năng ra dưới hàng hiên phía Nam. Huệ Năng bèn
đảnh lễ bài kệ ấy. Bởi vì không biết chữ, cho nên tôi nhờ một người đọc hộ.
Vừa nghe xong, Huệ Năng tôi đã thấu triệt đại ý của bài kệ. Rồi lại nhờ một
người biết viết, viết hộ lên vách tường phía Tây, để tôi có cơ hội trình bổn
tâm mình. Nếu như không biết bổn tâm, có học pháp cũng vô ích, biết tâm
thấy tánh mới giác ngộ được đại ý của Phật pháp. Bài kệ của Huệ Năng tôi
như sau:
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Phật tánh thường thanh tịnh
Chỗ nào để nhuốm bụi?
Lại một bài kệ nữa rằng:
Tâm là cây bồ đề
Thân là đài gương sáng
Gương sáng vốn thanh tịnh
Chỗ nào để nhuốm bụi?
Các đồ chúng trong viện thấy Huệ Năng tôi làm bài kệ ấy đều lấy làm
kinh ngạc, trong khi đó tôi lại trở về phòng giã gạo. Ngũ Tổ hốt nhiên thấy
Huệ Năng tôi khéo thấu hiểu đại ý của Phật pháp, song sợ chúng nhân biết,
ngài bèn nói với họ rằng: “Bài kệ này cũng vẫn chưa rốt ráo”.
9. Đến nửa đêm, Ngũ Tổ gọi Huệ Năng vào phòng của ngài và giảng
kinh Kim Cang. Vừa nghe qua một lần, tôi đã lập tức giác ngộ và đêm ấy tôi
thọ pháp mà không hề có ai hay biết. Ngũ Tổ bèn truyền thọ pháp môn đốn
ngộ và y chó tôi. Ngài nói: “Bây giờ ông là Tổ đời thứ sáu, y này là bằng cớ,