PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 28

tịnh tâm mình. Sau khi nghe xong, phải nguyện tự trừ bỏ sự mê mờ của

mình, như thế chư vị cũng sẽ chẳng khác gì với các thánh nhân thuở trước”.

Sau đây là giáo pháp.

Đại sư Huệ Năng gọi: “Này các thiện tri thức, thế nhân ai nấy đều vốn

sở hữu Bồ đề và trí Bát nhã, chỉ bởi vì tâm bị mê mờ mà họ không thể tự

giác ngộ lấy được, cho nên mới cần phải cầu bậc Đại thiện tri thức để chỉ

đạo cho họ pháp kiến tánh. Các thiện tri thức, gặp được giác ngộ tức là thành

tựu được Phật trí.

13. Này các thiện tri thức, pháp môn này của tôi, lấy định tuệ làm căn

bản. Dù bất cứ trong mọi hoàn cảnh nào thì, tuyệt đối không nên bao giờ

được mê mờ nói rằng định và tuệ là khác biệt. Định tuệ là một thể chứ không

phải là hai. Định chính là thể của tuệ, tuệ chính là dụng của định. Lúc có tuệ

thì định hiện hữu trong tuệ, lúc có định thì tuệ hiện hữu trong định. Các thiện

tri thức, như thế có nghĩa là định và tuệ bình đẳng. Các người học đạo cần

phải lưu ý, đừng bao giờ nói rằng định có trước rồi mới phát sinh ra tuệ,

hoặc tuệ có trước rồi mới phát sinh ra định, hoặc định tuệ khác nhau. Chấp

thứ kiến giải này hàm ngụ pháp có hai tướng, miệng nói thiện, tâm không

thiện, định tuệ sẽ không bình đẳng. Nếu tâm và khẩu đều thiện, nội ngoại là

một, định và tuệ lập tức bình đẳng. Pháp tu tự ngộ không cốt ở chỗ tranh

biện ngoài miệng. Nếu lo tranh biện rằng định tuệ cái nào trước cái nào sau,

lập tức chư vị trở thành những kẻ mê mờ, rốt cuộc khó mà phán đoán thắng

phụ, lại đâm ra chấp trước vào Pháp và Ngã, không giải thoát khỏi bốn

tướng sanh, lão, bệnh, tử được.

14. “Nhất hạnh tam muội” tức là cái chơn tâm thường hằng trong tất cả

mọi thời cũng như mọi hành vi đi, đứng, nằm, ngồi. KinhTịnh Danh nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.