PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 30

tức sẽ nhận ra được rằng hai pháp đốn tiệm này vốn không sai biệt, nếu

không ngộ thì sẽ mãi mãi trôi lăn trong luân hồi.

17. Này các thiện tri thức, pháp môn này của tôi, từ xưa đến nay, (đốn

tiệm gì) cũng đều lấy vô niệm làm tông, vô tướng làm thể, vô trụ làm bổn.

Vô tướng có nghĩa là ở trong tướng mà vẫn ly tướng. Vô niệm có nghĩa là ở

trong niệm mà không niệm. Vô trụ tức là bổn tánh của con người.

Niệm niệm không dừng, tiền niệm, kim niệm và hậu niệm, niệm niệm

tương tục, không có đứt đoạn. Nếu như có một niệm dứt đoạn, Pháp thân lập

tức ly Sắc thân, trong sự tương tục của các niệm, không có sự đình trệ nơi

bất cứ pháp nào cả. Nếu một niệm đình trệ, lập tức các niệm liên tục đều

đình trệ, đó gọi là hệ phược. Nếu như trong các niệm liên tục không đình trệ

vào bất cứ pháp nào, đó là không bị hệ phược. Đó gọi là lấy vô trụ làm bổn.

Này các thiện tri thức, bên ngoài lìa tất cả các tướng là vô tướng. Chỉ cần lìa

được các tướng, tánh thể tự nhiên thanh tịnh, cho nên mới lấy vô tướng làm

thể.

Không nhiễm nơi bất cứ cảnh nào, gọi là vô niệm. Lìa cảnh ngay chính

nơi niệm của mình, thì niệm sẽ lập tức không sinh nơi pháp. Nếu như mình

không suy tư về các sự vật và trừ khử được tất cả các niệm, lúc một niệm

vừa dứt đoạn thì lập tức mình sẽ thọ sinh nơi chốn khác. Các người học đạo

phải thận trọng, chớ nên dựa vào ngoại pháp hay tự ý của mình. Tự mình

lầm lẫn còn không đến nỗi nào, chứ còn khuyên người khác lầm lẫn thì tệ

hại biết bao. Kẻ mê đã không tự thấy được là mình mê lại còn bài báng kinh

pháp. Do đó mới lập vô niệm làm tông. Bởi vì mê mờ mà con người khởi

niệm nơi cảnh, rồi thì tà kiến lại do nơi niệm mà khởi. Tất cả các trần lao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.