PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 31

vọng niệm do nơi đó mà sinh. Do đó giáo môn này mới lập vô niệm làm

tông.

Này các thế nhân, hãy xa lìa các kiến chấp và đừng sinh khởi vọng

niệm. Nếu như không có niệm, vô niệm cũng chẳng thể thành lập được.

“Vô” là “vô” cái gì? “Niệm” là “niệm” vật gì? “Vô” là lìa xa nhị tướng khởi

trần lao. “Niệm” là niệm chơn như bổn tánh. Chơn như là thể của niệm,

niệm là dụng của chơn như. Nếu khởi niệm từ tự tánh, thì tuy có kiến, văn,

giác, tri, cũng vẫn chẳng hề bị vạn cảnh nhiễm mà vẫn luôn luôn tự tại.

Kinh Duy Ma Cật nói: “Bên ngoài tuy khéo phân biệt các pháp tướng, bên

trong vẫn bất động nơi Đệ nhất nghĩa đế”.

18. Này các thiện tri thức, trong pháp môn này, tọa thiền vốn không

chấp trước tâm, không chấp trước tịnh, mà cũng chẳng nói đến bất động.

Nếu có người bảo là quán tâm, thì tâm vốn là vọng, và bởi vì vọng cũng

giống như huyễn, đâu có đối tượng để mà quán. Nếu nói là quán tịnh, thì

bổn tánh con người vốn tịnh, chỉ bởi vì vọng niệm che phủ chơn như. Chỉ

cần lìa vọng niệm, bổn tánh tự nhiên thanh tịnh. Không thấy được rằng tự

tánh vốn thanh tịnh, tâm khởi ý niệm quán tịnh, là đâm ra khiến vọng niệm

về tịnh sanh. Vọng vốn không nơi chốn, cho nên phải biết rằng những gì

mình quán thấy chỉ là hư vọng mà thôi. Tịnh vốn vô hình tướng, song có

người lại vẫn giả lập tịnh tướng, rồi gọi đó là công phu “tu tập Thiền”.

Những người mang kiến chấp này tự che mờ bổn tánh mình, rồi rốt cuộc lại

bị trói buộc bởi cái vọng niệm về tịnh. Người tu pháp bất động, không thấy

lỗi lầm của người khác, đó là cái bất động của tự tánh. Kẻ mê tuy tự thân

hắn bất động, song thoắt mở miệng là chỉ nói đến thị phi của người khác, do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.