PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 410

PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TẠI LỘC NINH

381

thì di chuyển đến sống gần, lâu ngày sẽ hình thành một cụm dân cư.
Vào đầu thế kỷ XX, cả huyện Lộc Ninh đều là rừng rậm bao phủ, từ
Phum Thom những người Khmer muốn đi tìm thêm đất sẽ phải đi
không xa, vì khắp nơi đều là rừng nguyên sinh nhiều tầng, dây leo
chằn chịt, vác đầu nai đi vào rừng khoảng vài trăm mét thì đã bị dây
leo kéo lại.

Do sinh sống trong vùng rừng núi, đến đầu thế kỷ XX người

Khmer vẫn chưa biết đến Phật giáo Nam tông (Phật giáo Nguyên
thủy). Tỉnh Bình Phước giáp biên giới với với tỉnh Kratie và tỉnh
Kompong Chàm của Campuchia, khi xưa rừng rậm bao phủ cả
một vùng rộng lớn giữa hai quốc gia. Các bộ tộc bản địa ở vùng
Đông Bắc Campuchia nói ngôn ngữ Môn – Khmer và Malayo-
Polynesian, họ thực hành tín ngưỡng bộ tộc, còn người Chăm thì
theo Islam giáo thường có xu hướng kết nối quan hệ với người Mã
Lai. Cộng đồng người Khmer tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà
Rịa sống biệt lập trong những cánh rừng nguyên sinh, họ không thể
tiếp xúc với Phật giáo Nam tông theo hướng Đông Bắc Campuchia.
Vì từ đây đi vào Phnom Penh (Nam Vang), trung tâm Phật giáo của
nước Campuchia phải vượt qua lãnh địa của các bộ tộc không chịu
ảnh hưởng Phật giáo và nền văn hóa Khmer. Tuy nhiên, tại một vị
trí khác của miền Đông Nam bộ, người Khmer ở Tây Ninh, lại dễ
dàng tiếp xúc với Phật giáo Nam tông thông qua khu vực huyện Ba
Phnom, tỉnh Prây Veng, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 50 km.
Ba Phnom lại từng là vị trí đặt cố đô Udong trước khi họ chuyển về
Phnom Penh. Do vai trò kinh đô không còn nữa, Udong lại được
chuyển thành trung tâm Phật giáo phía Đông của Campuchia,
ngày nay vẫn còn một hệ thống chùa tháp hiện diện trên vùng núi
Ba Phnom. Trung tâm Phật giáo phía Đông luôn có mối quan hệ
kết nối với trung tâm Phật giáo chính ở thủ đô Phnom Penh. Các
ngôi chùa Khmer ở tỉnh Tây Ninh được hình thành rất sớm, cụ thể
như chùa Svey được xây dựng vào năm 1911. Dường như các vị
sư tổ khai sơn đều đến từ tỉnh Prây Veng hoặc từ các tỉnh khác
của Campuchia. Hòa thượng Uong Sarey của chùa Candaransi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.