PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
382
quận 03, thành phố Hồ Chí Minh cũng đến từ Campuchia, quê
hương của ông ở tỉnh Prây Veng giáp biên giới với tỉnh Tây Ninh.
Truyền thống kết nối tôn giáo với Campuchia ngày nay vẫn được
duy trì ở các huyện Tân Biên, Tân Châu và Châu Thành, khi xây
dựng lại các ngôi tự viện, người Khmer ở phía Việt Nam có xu
hướng thuê thợ xây và họa sĩ từ Campuchia sang để xây dựng và
vẽ tranh Phật.
Huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước cách tỉnh Tây Ninh khoảng
70km, với khoảng cách gần như vậy, trong thời Pháp thuộc, các vị
sư Campuchia dễ dàng di chuyển xuống Lộc Ninh (Bình Phước),
rồi sang Đồng Nai và Bà Rịa thuyết pháp cho các nhóm Khmer ở
địa phương. Chùa Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh là di
tích Phật giáo Nam ông cổ nhất của tỉnh Bình Phước. Chùa có tên
theo tiếng Pali là Rajamahajetavana Rama, do vị sư cả khai sơn là
Hòa thượng Toch Chap xây dựng từ năm 1931 đến năm 1937 thì
hoàn thành. Với danh tính của hoà thượng được nhà chùa lưu lại, có
thể nhận định rằng ông là một vị sư đến từ Campuchia. Ngoài con
đường truyền bá của Phật giáo Nam tông từ Campuchia sang huyện
Lộc Ninh và miền Đông Nam bộ, một con đường truyền bá khác
theo hướng từ miền Tây Nam bộ đi lên cũng được hình thành đồng
đại. Các vị sư từ các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên
Giang đã di chuyển lên miền Đông Nam bộ xây dựng các ngôi chùa
như chùa Chà Là ở xã Lộc Thịnh, Chùa Srey Odom ở xã Lộc Hưng
và chùa Kama Siri Wongsa ở phường Phước Bình thị xã Đồng Xoài.
Tuy nhiên, từ sau năm 1954 các vị sư Campuchia vẫn còn sang Việt
Nam truyền giáo nhưng không được ở lại nữa, ngoài trừ những vị
đã sang từ trước năm 1954. Do chế độ Đông Dương thuộc Pháp đã
chất dứt, Việt Nam và Campuchia đã hình thành thể chế chính trị
riêng, nên sư sãi Campuchia sang Việt Nam phải chịu sự quản lý của
chính quyền theo quy chế về người nước ngoài. Tiếp nối con đường
hoằng pháp cho người Khmer ở miền Đông Nam bộ chỉ còn lại một
con đường truyền đạo duy nhất là chư tăng từ miền Tây Nam bộ di
hành lên vùng này.