PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 111

«Học Thương yêu Cái mà Anh Không Thích” (Learning to Love What You
Don’t Like.) Anh có thể đọc bản dịch của tôi về thực tập tâm thức theo
phương pháp Cổ xưa Tây Tạng, và bài chuyển hóa thái độ (lojong) dưới
dạng phụ lục của quyển sách, có tên, “Ba mươi bảy Thực Tập của các Vị
Bố Tát” (The Thirty Seven Practices of the Bodhisattvas), nhấn mạnh về sự
không ích kỷ, lòng từ bi và tử tế; và bồ đề tâm (bodhicitta), trái tim sáng rỡ
của Phật Pháp. Thực tập kiểu Tonglen nằm trong quyển sách đó, ở các
trang 208 – 217.
Vị thiền sư Việt Nam, thi sĩ và là người lãnh đạo phong trào Phật giáo dấn
thân, thầy Thích Nhất Hạnh nói, “Thái độ của chúng ta là chăm sóc cơn
giận. Chúng ta không đè nén hoặc ghét bỏ nó, hoặc chạy trốn nó. Chúng ta
chỉ hít thở nhẹ nhàng và ru cơn giận trong tay với sự dịu dàng tột độ” Ngài
Dalai Lama thường nói, “Tôn giáo của tôi là Lòng tử tế. Cái quan trọng
nhất trong cuộc sống là tình người ấm áp… Đừng cố gắng thay đổi tôn giáo
của ai, hãy cống hiến sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.” Tôi cho rằng
đây là tính chất tâm linh tốt nhất, vượt xa hết các loại chủ nghĩa và ly giáo.
Trong quyển sách, “Con đường đưa đến Thanh bình” (The Path to
Tranquility), ngài Dalai Lama viết: “Khi con người tức giận, họ mất hết
cảm giác hạnh phúc. Kể cả khi bình thường họ xinh đẹp và an lạc, lúc giận
khuôn mặt họ trở nên xám xịt và xấu xí. Cơn giận làm rối loạn sức khỏe và
làm nhiễu loạn tất cả; nó làm cho ta ăn mất ngon và làm cho ta già trước
tuổi. Hạnh phúc, an lạc và giấc ngủ sẽ tránh xa họ, và họ không còn cảm
thấy biết ơn những người đã giúp đỡ họ, và không xứng đáng để được tin
tưởng hay mang ơn.”
Robert F. Kennedy ba mươi năm trước đã có nói “Chính trị là một nghề
thanh cao”, và chẳng ai cười. Từ lâu, tôi suy nghĩ về sự lãnh đạo thiếu đạo
đức trong chính trị, thương mại và học đường, và khi đọc quyển sách
“Nghệ thuật lãnh đạo có đạo đức”, một quyển sách mới của Robert Coles,
đầy ý kiến và mang lại nhiều hứng khởi. Tôi giới thiệu với các bạn trang
190 của quyển sách, nói về phẩm chất lãnh đạo có đạo đức mà trong mỗi
chúng ta đều có thể thực hành và phát triển. Vừa rồi, tôi đã đọc vài bài
giảng của Desmond Tutu, mà tôi cho rằng ông là một thí dụ điển hình về sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.