10
無量壽經 - 漢字
&
越語
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
Ph
ật chúng ta dùng cách gì để vận động? Vận động của chúng ta là kinh hành. Hiện
nay,
người thông thường gọi là đi bộ, chúng ta đi bộ là niệm Phật, tôi thì niệm bốn
ch
ữ A Mi Đà Phật, mỗi chữ bước một bước. Tôi mỗi ngày sáng sớm ít nhất cũng đi
(kinh hành ni
ệm Phật) nửa giờ, khi không có việc gì, khi không có ai đến tìm tôi thì
tôi đi khoảng một giờ, đây là vận động của tôi. Năm xưa khi tôi còn trẻ, tôi dùng lạy
Ph
ật, lạy Phật là vận động, trước khi tôi chưa xuất gia, cùng ở lều tranh với Pháp sư
Sám Vân, m
ỗi ngày tôi lạy 800 lạy, sáng sớm thức dậy lạy 300 lạy, buổi trưa sau khi
ăn cơm trưa xong thì lạy 200 lạy, buổi tối lạy 300 lạy, ngày nào cũng vậy. Tôi ở lều
tranh c
ủa ông năm tháng rưỡi, đã lạy mười mấy vạn lạy. Sau này rời khỏi Pháp sư
Sám Vân, đến Đài Trung học giáo với lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, lúc đó tôi đảm nhiệm
ch
ức vụ quản lý thư viện, ngoài ra còn phải học kinh giáo, cho nên tôi bèn giảm bớt
vi
ệc lạy Phật từ 800 lạy xuống còn 300 lạy, duy trì rất nhiều năm, mỗi ngày lạy 300
l
ạy. Hiện nay tuổi tác đã cao rồi, đi hoằng pháp khắp nơi cũng tương đối tất bật, quen
bi
ết cũng nhiều người, khách khứa nhiều rồi, cho nên hiện nay rất ít lạy Phật nhưng
(v
ẫn) kinh hành (niệm Phật).
Tâm là định, tâm là tĩnh, thân hoạt động thì khỏe mạnh trường thọ. Mu
ốn tâm
thanh t
ịnh thì nhất định phải buông xả mọi duyên, dứt khoát không nên lưu lại
th
ứ gì trên tâm, lưu lại thì bạn sẽ thiệt thòi lớn, mọi thứ không được lưu lại trên
tâm:
có cũng rất tốt, không có cũng rất tốt. Thường luôn nghĩ rằng: khi sinh ra
và ch
ết đi đều tay không, ta đến thế gian này cũng chẳng mang theo gì, tương lai
khi ta ra đi cũng vậy, cho nên mọi thứ bày ra trước mắt (thì) ta chẳng động tâm.
Có cũng rất tốt, không có cũng rất tốt thì bạn mới được tự tại. Tất cả mọi thứ của thế
gian b
ạn đều so đo, mọi thứ bạn đều chấp trước (nắm giữ) thì bạn liền bị khổ thôi!
C
ổ nhân Trung Quốc thường nói: “Lo khiến người ta già”. Sao bạn bị già vậy? Là do
lo l
ắng quá nhiều, phiền não quá nhiều. Tôi không có lo lắng, không có phiền não; vô
ngã, không có ngã s
ở; danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần đều chẳng liên quan gì
v
ới tôi, tôi không lưu vào trong tâm. Ở tuổi về chiều, việc duy nhất của tôi là giảng
kinh. Gi
ảng kinh ở đâu vậy? Giảng trong phòng thu hình, hy vọng để lại những băng
hình này cho người có duyên sau này làm tham khảo, vậy là tôi vui rồi, ngoài việc
này ra tôi không còn chuy
ện gì cả. Hằng ngày (có) rất đông khách đến tìm tôi, rất
nhi
ều Đạo tràng đến tìm tôi, tôi thường hay nói với họ: “Tôi là người bận rộn nhưng
vô s
ự! Vô sự mà bận rộn!”. Thân tâm tu dưỡng, không bị bất kỳ điều gì quấy nhiễu,
cũng chính là không nên lưu lại thứ gì trong tâm. Thường luôn nhớ điều trong Kinh
Kim Cang đã nói:
“Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”; “Nhất thiết hữu
vi pháp
như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán” (Dịch
nghĩa: T
ất cả pháp có sanh có diệt đều như mộng ảo bọt bóng, như giọt sương
cũng như ánh chớp, nên quán chiếu như vậy) là bạn liền tự tại thôi, bạn liền được
gi
ải thoát. Trí-huệ được sanh ra từ đây, phước báo cũng từ đây mà có.
Cho nên th
ỉnh chuyển pháp luân thì phải hiểu ý nghĩa của pháp luân, phải hiểu
rõ ý nghĩa danh từ. Chuyển là chuyển động, nếu dùng cách nói hiện nay để giải thích