KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
11
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
thì chuy
ển động này chính là thúc đẩy, pháp luân là giáo dục xã hội đa nguyên văn
hóa, chúng ta ph
ải thúc đẩy giáo dục đa nguyên văn hóa, đây chính là chuyển pháp
luân, đây là đại biểu cho nền giáo dục Phật-đà. N
ội dung của nền giáo dục Phật-đà
là chân tướng của vũ trụ nhân sanh, chân tướng của vũ trụ nhân sanh là: Không
và Có không hai,
Động và Tĩnh như một. Đây là đạo lý lớn! Dùng cái này (Luân)
để làm biểu pháp.
Hoa S
en đại biểu cho thanh tịnh vô nhiễm, cái này trong Phật giáo thường
dùng, m
ọi người thường hay thấy.
Cho nên,
tôi thường hay nghe người ta nói người luyện Pháp Luân Công thì
ph
ải luyện đến khi trong bụng hiện pháp luân, thật sự có cái luân chuyển động ở đó.
Đây là (bị) bệnh! Cái này không tưởng tượng nổi! Cái này rất nguy hiểm! Thật quá
đỗi sai lầm rồi! Có phải thực sự sẽ có cái luân trên người hay không vậy? Theo tôi
nghĩ là có thể (có). Tại sao vậy? Về mặt lý luận có thể nói được thông suốt, chính là:
“Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Bạn ngày nào cũng khởi vọng tưởng, trong tâm
b
ạn ngày nào cũng nghĩ có cái luân (trong bụng) thì dần dần suy nghĩ của bạn sẽ
thành t
ựu. Đó là gì vậy? Đó là bệnh (tật) của bạn. Phật dạy chúng ta quán tưởng là
quán tưởng mọi thứ đều là không, đâu có bảo (chúng ta) nghĩ ra một cái gì (đó). Thật
không tưởng tượng nổi! Cái đó là sai rồi! 600 quyển Kinh Đại Bát-Nhã là giáo trình
d
ạy học chủ yếu nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, giáo trình này ngài
đã giảng 22 năm, chúng ta hiểu được Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, đã dùng hết 22
năm, gần như là chiếm một nửa thời gian (để giảng Kinh Bát-Nhã), đây là đề tài trung
tâm trong vi
ệc dạy học của ngài. Bộ kinh này là bộ kinh lớn nhất dịch ra tiếng Trung
Qu
ốc, đến 600 quyển. 600 quyển kinh (này) nếu chúng ta đem nó tổng kết lại (thì)
th
ực tế mà nói chỉ có ba câu:
“Nhất thiết pháp: vô sở hữu, tất cánh không, bất khả
đắc” (Dịch nghĩa: “Tất cả pháp thế gian và pháp xuất thế gian là: không thể sở
h
ữu, rốt ráo không, chẳng thể được), đây chính là tổng kết của 600 quyển Kinh
Đại Bát-Nhã. Sao bạn có thể có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chứ?
Hi
ện nay, người luyện Pháp Luân Công, đừng nói (đến vấn đề) gì khác (mà
ch
ỉ hỏi xem) họ có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước hay không? (Họ) Có! Có v
ọng
tưởng, phân biệt, chấp trước thì không phải Phật pháp! Phật pháp là lìa vọng
tưởng, phân biệt, chấp trước. Bạn không chấp trước với tất cả pháp thế - xuất thế
gian, ch
ấp trước không còn nữa thì chứng quả A-la-hán; phân biệt dứt hết rồi thì
ch
ứng quả Bích-chi-Phật (đây là Tiểu-thừa; còn) người tu Đại-thừa chính là (quả vị)
B
ồ-tát quyền giáo; vọng tưởng dứt hết rồi thì chứng quả vị Pháp Thân Bồ-tát.
T
ại sao (lại) có thể nói luyện thành một cái gì đó ở trên người! Đó là chuyện
l
ạ đời rồi! Đó chắc chắn không phải khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh nhất định phải
thu
ận theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên là khỏe mạnh nhất. Trên cơ thể tự nhiên này
c
ủa bạn đặt thêm một cái gì đó, vậy là không khỏe rồi, điều này nhất định phải hiểu.
Cho nên n
ếu như đích thực họ luyện đến cuối cùng mà có cái pháp luân ở trong bụng