8
無量壽經 - 漢字
&
越語
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
PHÁP LUÂN CÔNG CH
ẮC CHẮN KHÔNG PHẢI PHẬT GIÁO!
L
ần này, tôi ở tại Úc Châu (Australia), có mấy vị đồng tu ở Houston đến Úc
Châu tham v
ấn, mấy ngày trước họ nói với tôi rằng Pháp Luân Công bên đó cũng đã
mua m
ột Đạo tràng ở lầu phía trên Tịnh Tông Học Hội của họ. Tịnh Tông Học Hội ở
l
ầu một, Pháp Luân Công mua ở lầu hai nên các vị đồng tu này vô cùng sốt ruột đến
h
ỏi tôi phải làm thế nào? Chúng ta có nên chuyển đi hay không? Có một số người đề
ngh
ị phải chuyển đi, không nên ở chung với họ; có một số người nói chúng ta ở đây
đã nhiều năm rồi, họ vừa mới đến việc gì chúng ta phải chuyển đi? (Họ) bàn tán xôn
xao và đến hỏi tôi. Tôi cũng đặc biệt bỏ ra hai giờ đồng hồ nói với họ một chuyên đề
là “Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế”, nói rõ trong Phật giáo (thì) pháp
luân r
ốt cuộc có ý nghĩa là gì. Mọi người hiểu rõ ràng, sáng tỏ rồi thì tự nhiên sẽ vạch
rõ gi
ới tuyến với Pháp Luân Công thôi!
Pháp Luân Công ch
ắc chắn không phải Phật giáo, cái đạo lý này nhất định
ph
ải hiểu. Tông phái Ph
ật giáo rất nhiều, vậy có thể dựng nên một tông phái mới
không? Đương nhiên có thể! Nhưng tông phái Phật giáo chắc chắn phải tuân thủ
m
ột nguyên tắc là phải dựa vào kinh luận Phật giáo mà tu học, điều này bất kỳ
tông phái nào cũng phải tuân theo. Pháp Luân Công tu học theo bộ kinh nào của
kinh lu
ận Phật giáo vậy? Không có! Cho nên nó không thuộc vào Phật giáo, nếu thuộc
Ph
ật giáo thì nhất định dựa theo kinh luận Phật giáo, nhất định dựa theo tổng cương
lĩnh tu học của Phật giáo, điều này không thể vi phạm. T
ổng cương lĩnh Phật pháp
là tam h
ọc Giới - Định - Huệ; nếu như không dựa theo cương lĩnh này thì đây
không ph
ải Phật giáo.
H
ọ tự xưng Phật giáo, đó là phạm pháp, đó là điều không được phép.
T
ịnh Độ tông đã thành lập ở Trung Quốc là dựa vào Kinh Vô Lượng Thọ,
Kinh Quán
Vô Lượng Thọ, Kinh Phật Thuyết A Mi Đà, ngoài ba bộ kinh này còn có
m
ột luận là Luận Vãng Sanh của Bồ-tát Thiên Thân; nên Tịnh Độ tông được thành
l
ập có căn cứ. Chúng ta dựa theo cảnh giới, phương pháp, lý luận của mấy bộ kinh
này mà tu h
ọc, đây là Phật giáo chính quy. Tổ sư Đại đức đời sau lại bổ sung thêm
hai b
ộ kinh, cho nên hiện nay Tịnh Độ tông có năm kinh một luận. Kinh bổ sung thứ
nh
ất là Phẩm Hạnh Nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền. Cư sĩ Ngụy Mặc Thâm là người
th
ời (triều đại vua) Hàm Phong đời Thanh đã đem Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện
thêm vào ph
ần sau tam kinh, vào thời đó gọi là bốn kinh một luận. Cho nên chúng ta
xem b
ản khắc gỗ Tịnh Độ Tứ Kinh của thời xưa, bạn mới hiểu được bốn kinh này vì
sao mà có. Đến năm đầu Dân Quốc, Ấn Quang Đại sư (vị Tổ sư thứ 13 của Tịnh Độ
tông)
đem chương Đại Thế Chí Bồ-Tát Niệm Phật Viên Thông ở trong 25 Viên Thông
c
ủa Kinh Lăng Nghiêm tiết lục ra phụ lục vào phần sau bốn kinh gọi là Tịnh Độ Ngũ
Kinh. Đây là kinh điển chính quy, không phải do người nào bịa đặt ra, những kinh
điển này trong Đại Tạng Kinh vẫn có. Chúng ta cần phải hiểu rõ, phải làm sáng tỏ.