KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
15
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
* Vô minh chính là S
ở tri chướng. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Tôn giả Phú Lâu Na
h
ỏi Phật: “Tất cả chúng sanh có Vô minh, Vô minh bất giác sanh ra tam tế (tam tế
tướng của A-lại-da). Vậy Vô minh này có từ lúc nào và do nguyên nhân gì sanh ra?”;
Ph
ật trả lời: “Vô minh chính là Sở tri chướng”, “Tri kiến lập tri là gốc của Vô minh”.
Tri ki
ến là Trí-huệ thông suốt, trên cái Trí-huệ thông suốt này lập thêm một cái tri
ki
ến nữa thì tạo ra vô minh. Vô minh chính là V
ọng tưởng (khởi tâm động niệm).⁂
* G
ốc rễ của Phiền não chướng là Thân kiến (Ngã chấp): chấp trước cái thân này
chính là
ta. Vì có ta nên sau đó sanh ra chấp trước cái của ta. Vì có cái của ta nên sanh
ra tư tưởng tham. Nếu tham được thì keo bẩn, nếu tham không được thì sanh ra sân
h
ận. Vì sân hận và keo bẩn nên sanh ra ngu si, ngu si tức là không biết biện biệt đúng
sai chánh tà, đem đúng cho là sai và đem sai cho là đúng, đem chánh cho là tà và đem
tà cho là chánh. Ng
ạo mạn là trung tâm của sân hận. Nghi ngờ là trung tâm của ngu
si. Trong n
ửa đầu của bộ Kinh Kim Cang, Phật dạy: “Bồ-tát vô ngã tướng, vô nhân
tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”; nửa sau của bộ Kinh Kim Cang, Phật
d
ạy: “Bồ-tát vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến”. Vậy,
mu
ốn học Bồ-tát đạo thì đầu tiên phải phá Ngã chấp. Dùng ngôn ngữ thông dụng để
nói, Ngã ch
ấp chính là tự tư tự lợi, tâm tự tư tự lợi càng nặng thì đọa lạc càng sâu.⁂
* Chúng sanh
nghĩa là chúng duyên hòa hợp mà sanh ra. Chúng sanh có thể quy nạp
thành ba lo
ại lớn: hiện tượng vật chất, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng tinh thần.
Chúng sanh h
ữu tình là chuyên chỉ loại có hàm thức như động vật, v.v… Chúng
sanh vô tình là chuyên ch
ỉ loại không có hàm thức như thực vật, khoáng vật, v.v…⁂
* Chánh báo là thu
ật ngữ chỉ chúng sanh hữu tình như con người, động vật, v.v… Y
báo là thu
ật ngữ chỉ chúng sanh vô tình, chính là hoàn cảnh xung quanh của Chánh
báo, là ch
ỗ mà Chánh báo nương tựa vào. Phật dạy:
“Y báo phụ thuộc theo Chánh
báo mà chuy
ển đổi!”; nghĩa là Chánh báo thiện thì Y báo thiện, Chánh báo thanh
t
ịnh thì Y báo thanh tịnh, Chánh báo ác thì Y báo ác, Chánh báo ô nhiễm thì Y báo ô
nhi
ễm, Chánh báo trang nghiêm thì Y báo trang nghiêm, v.v…⁂
* Tiêu chu
ẩn của ác và thiện trong nhà Phật: Vì chính mình là ác. Vì chúng sanh
là thi
ện. Thành tựu người khác là thành tựu chính mình. Vì chúng sanh thì Pháp
Thân thi
ện, vì bản thân thì chỉ có nghiệp báo thiện. Thiện là thuận theo đức năng
c
ủa Tự Tánh gọi là Tánh Đức, ác là trái nghịch với Tánh Đức; càng thuận theo Tánh
Đức thì càng thiện, càng trái nghịch Tánh Đức thì càng ác; thiện báo thiện quả và ác
báo ác qu
ả, quả lớn hay nhỏ là phụ thuộc mức độ thuận theo hay trái nghịch Tánh
Đức lớn hay nhỏ. Những điều thiện trong nhà Phật, nhà Nho, nhà Đạo hay trong các
tôn giáo
như ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, hiếu đạo sư đạo (hiếu thân tôn
sư), nhân quả báo ứng thiện ác, ngũ giới, thập thiện, từ bi,… đều là từ Tánh Đức hiển
l
ộ ra chứ không phải do người nào đó suy nghĩ bịa đặt ra. Nho gia nói: “Nhân chi sơ
Tánh b
ổn thiện” thì “Tánh” chính là Tự Tánh và “thiện” ở đây không phải theo nghĩa
thi
ện ác mà có ý nghĩa là hoàn thiện viên mãn không một chút khiếm khuyết.⁂