40
無量壽經 - 漢字
&
越語
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
L
ục đạo luân hồi không phải do Phật giáo nói đến đầu tiên mà đây là một tri
ki
ến phổ biến của rất nhiều tôn giáo cổ ở Ấn Độ. Tôn giáo đầu tiên đề cập đến Lục
đạo luân hồi là Bà-la-môn giáo (tức là Ấn Độ giáo ngày nay), họ tu Tứ thiền Bát định
(cho nên T
ứ thiền Bát định cũng không phải Phật giáo nói đến đầu tiên). Bà-la-môn
giáo được UNESCO công nhận có lịch sử khoảng 8.500 năm. Các trưởng lão trong
Ấn Độ giáo nói lịch sử tôn giáo của họ đã có ít nhất hơn 10.000 năm vì thời xưa tu
hành Bà-la-môn giáo ch
ỉ có truyền miệng chứ không có văn tự ghi chép lại như hiện
nay. Các hành gi
ả của các tôn giáo cổ Ấn Độ này tu hành khi đạt đến trình độ công
phu T
ứ thiền Bát định thì họ xuất hiện 5 loại thần thông (không có Lậu-tận-thông và
cũng không phải đã chứng được Thánh quả như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm
vì Ngã ch
ấp của họ vẫn còn), họ thấy rất rõ ràng Lục đạo luân hồi và có thể tiến nhập
vào các c
ảnh giới ấy, họ miêu tả tỉ mỉ trong các bộ kinh điển của họ. Phật giáo gọi
c
ảnh giới trong Thiền-định này là c
ảnh giới hiện lượng. Tất cả người tu hành bất kể
là h
ọ tu theo tôn giáo nào nếu đạt đến trình độ Tứ thiền Bát định thì đều miêu tả Lục
đạo luân hồi giống như nhau, không hề có một chút sai khác.
H
ọ đã biết Lục đạo luân hồi là có thật và nhận thấy Lục đạo luân hồi quá đau
kh
ổ. Chúng sanh chìm nổi trong Lục đạo luân hồi thì thời gian ở ba đường ác (địa
ng
ục, ngạ quỷ và súc sanh) là chủ yếu, ba ác đạo chính là nhà của chúng sanh trong
L
ục đạo luân hồi; còn cõi trời, cõi người giống như việc đi du lịch mấy ngày rồi lại
tr
ở về nhà! Do đó, họ có ý niệm muốn thoát khỏi Lục đạo luân hồi. Họ không biết
L
ục đạo luân hồi từ đâu sinh ra, bên ngoài Lục đạo luân hồi là cảnh giới gì và phải
dùng
phương pháp nào mới thoát khỏi Lục đạo luân hồi. Họ đã đạt đến định thứ 8,
công phu Thi
ền-định này không tệ, công phu này rất khá; với công phu Thiền-định
khá như vậy nếu gặp được vị thầy cao minh chỉ điểm thêm thì họ sẽ đạt đến định thứ
9 là Di
ệt Tận Định, chứng được quả A-la-hán và thoát khỏi Lục đạo luân hồi, nhập
vào cõi T
ứ Thánh pháp giới. Chúng sanh với chư Phật là Nhất Thể, chúng sanh có
c
ảm (có ý niệm muốn thoát khỏi sanh tử) thì chư Phật đại từ đại bi sẽ có ứng. Phật
tuy
ệt đối không có ý niệm “Ta phải đến thế gian này để độ chúng sanh”. Vì Phật đã
đoạn sạch vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên Phật không có khởi tâm động niệm.
S
ự việc này là cảm ứng!
R
ất nhiều chúng sanh có sự chiêu cảm như vậy thì Phật mới xuất hiện ở thế
gian (Ph
ật ra đời ở Ấn Độ cổ đại vì vào thời cổ đại, Ấn Độ cổ là trung tâm tôn giáo
và tri
ết học cao nhất, lớn nhất của toàn thế giới loài người) để giảng rõ về chân tướng
c
ủa vũ trụ nhân sanh và dạy họ phương pháp thoát khỏi luân hồi sanh tử đau khổ.
Trên th
ế giới có rất nhiều sách dự ngôn nói về ngày tận thế, thảm họa,… đa phần
nh
ững người viết các thể loại sách này đều suy đoán tính toán từ trong số học mà dự
đoán ra (điển hình như môn Kinh Dịch). Một số người viết sách dự ngôn nổi tiếng
th
ế giới như Lưu Bá Ôn của Trung Quốc, Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam,
Nostradamus c
ủa Pháp, v.v… Phật giáo gọi đây là c
ảnh giới tỉ lượng. Những dự
ngôn được viết trong cảnh giới tỉ lượng có độ chính xác không cao; nếu trong phép