KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
5
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
pháp lu
ật và Phật luật can thiệp thì với bản thân mình tất phải chịu quả báo;
đồng thời các cá nhân và tổ chức có liên quan cũng phải cộng nghiệp chịu trách
nhi
ệm liên đới vì dạy không nghiêm, quản không chặt”.
*
“Gần như cả cuộc đời tu hành của tôi là kinh qua (trải qua) các cuộc chiến tranh,
pháp n
ạn (kiếp nạn của Phật Pháp). Những năm kháng chiến chống Pháp, toàn bộ sơn
môn b
ị giặc Pháp đốt hết; cứ dăm bữa nửa tháng chúng lại đến càn quét, đốt phá.
Làng m
ạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ.
Nhưng tôi xác định: nếu không bám trụ
kiên trì
ở lại, không duy trì thì tan nát hết! Cho dù biết rằng ở lại có thể chết,
mà ra đi như một vài huynh đệ của tôi thì cũng không thể quay về. M
ỗi lần chạy loạn
đi đâu thì tôi cũng luôn mang theo bên mình những tài sản tinh thần lịch sử của
chư tổ, thà chết chứ tôi cũng giữ! Vì vẫn tin rằng rồi sẽ có cơ phục hồi.”
*
“Hòa bình lập lại ở miền Bắc, mình tôi trở về nhìn cảnh tan nát mà lòng xót xa,
nhưng phải xây dựng lại để nối dòng sơn môn Đa Bảo. Những năm đầu, người ta tổ
ch
ức cho dân đi các khu kinh tế mới. Dân ở lại cũng toàn người nghèo, ai cũng phải
bươn chải để kiếm sống, làm gì có tiền hay lương thực đem đến cúng chùa. Chúng
tôi t
ự cày cấy làm ăn, đồng thời tham gia các công việc xã hội, việc làng nước.
Tôi tr
ực tiếp tham gia giảng dạy các lớp bình dân học vụ, rồi hộ đê, cứu đê,
ch
ống lũ lụt. Việc gì tốt thì làm!”
“Tu (hành) là gì? Là s
ửa chữa những tai hại, sai lầm (của thân - khẩu - ý) cho
mình và cho người. Việc uống bia rượu, sống xa hoa với người tu hành (chúng xuất
gia và chúng t
ại gia) là không nên. Người xuất gia nếu không dụng công tu tập thì chỉ
là người thế tục ở chùa. Kính mong quý vị Tăng Ni nếu thấy mình không có đủ sự
tinh t
ấn tu trì thì nên xả giới hoàn tục, kẻo lâm chung đọa vào ba nẻo ác!”
Chú thích: Thi
ền phái Trúc Lâm (竹林禪派) là một dòng thiền Việt Nam hình
thành t
ừ thời nhà Trần, dòng thiền này có 3 vị tổ sư: Sơ tổ Phật hoàng Trần Nhân
Tông (1258-1308),
Nh
ị tổ Pháp Loa (1284-1330),
Tam t
ổ Huyền Quang (1254-1334).
Trúc Lâm
Sơ tổ lên ngôi vua năm 21 tuổi (1279), tuy ở ngôi vua nhưng Ngài vẫn giữ
mình thanh t
ịnh học Phật. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội để tu
hành; m
ột hôm, trong lúc nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng to
b
ằng bánh xe, trên hoa sen lại hiện ra đức Phật vàng; rồi có người đứng bên cạnh chỉ
vào Ngài và
nói: “Biết đức Phật này chăng? Chính là đức Biến Chiếu Phật!”. Trong
“Thánh đăng lục” có ghi: “Tháng 10 năm Kỷ Hợi niên hiệu Hưng Long thứ bảy
(1299), N
gài đi thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng chuyên lo tu hành, sống theo mười
hai h
ạnh Đầu-đà, tự lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-Đà”. Trúc Lâm Sơ tổ hoằng
dương Phật Pháp, đi khắp nơi để giáo hóa dân chúng, khuyên dân chúng từ bỏ dâm
d
ục, dạy dân chúng thực hành mười điều thiện (Thập thiện nghiệp trong Kinh Thập
Thi
ện Nghiệp Đạo); vì dân chúng hành thập thiện nên cảm ứng được cuộc sống con
người rất hạnh phúc. Mười hai hạnh Đầu-đà là tu mười hai khổ hạnh mà Phật dạy.⁂