KINH VÔ LƯỢNG THỌ - ÂM HÁN VIỆT & CHỮ HÁN
725
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
ph
ải chuyên nhất thôi, không được xen gì hết mới gọi là nhất tâm. Còn Phật nói nhất
ni
ệm thì tất nhiên là cái niệm phải cột nó lại trong một chỗ mới gọi là nhất niệm. Giờ
đây, Phật gọi rằng chấp trì danh hiệu thì tất nhiên ở nơi danh hiệu Đức Phật, nơi hồng
danh Đức Phật A Mi Đà hay là Nam mô A Mi Đà Phật, phải nắm cầm cho chắc,
không lúc nào r
ời và không để cái gì xen tạp vô, như vậy mới gọi rằng cái tâm nó chỉ
n
ắm cầm hay là giữ chắc một câu niệm Phật không rời. Nếu giữ chắc không rời câu
ni
ệm Phật mới gọi là niệm lực tương tục, dù không niệm tâm vẫn tự niệm, nói gọn lại
là b
ất niệm tự niệm và cái Chánh niệm nó được nối tiếp, nghĩa là tương tục. Đó mới
th
ật là cái nghĩa chấp trì danh hiệu trong Kinh A Mi Đà. Nên cuối câu kệ gọi rằng:
“Niệm lực được tương tục. Đúng nghĩa chấp trì danh”.
Khi ni
ệm lực được tương tục, tâm nắm giữ danh hiệu của Đức Phật mà
không có m
ột tạp niệm xen vô thì trong một thời gian, tâm vọng tưởng dừng lại,
lìa h
ết tất cả cảnh ngũ trần, là sắc, thanh, hương, vị, xúc nó không còn duyên
n
ữa. Lúc đó, dù có con kiến cắn cũng không hay, nghĩa là lìa nơi xúc trần, dù có
mùi hương thoảng cũng không biết là lìa nơi hương trần và cho đến có tiếng chi
m
ột bên cũng không nghe, có cái chi ở trước mắt cũng không thấy, dù lúc đó mở
m
ắt, mà cái tâm chỉ duyên rành rẽ ở câu niệm Phật và chỉ có nhận câu niệm
Ph
ật mà thôi. Lúc đó, trong thì quên thân, ngoài không duyên theo cảnh, cái tâm
nó đứng lặng là “Nhất Tâm Bất Loạn”. Khi được như vậy rồi, trong Kinh Vô
Lượng Thọ nói, lúc đó Phật thân hiện, Phật A Mi Đà hiện cho đến Phật cảnh Cực Lạc
hi
ện, nên câu kệ gọi rằng: “Nhất tâm Phật hiện tiền”. Đó là thành tựu được Sự Tam-
mu
ội. Câu kệ gọi là: “Tam-muội Sự thành tựu”. Chánh định thuộc về Sự, thì tâm
mình ch
ỉ trụ ở nơi câu niệm Phật. Trong quên thân, ngoài không duyên theo cảnh, và
lúc đó Phật và Thánh cảnh hiện, nó thuộc về sự tướng. Nếu người được ngang đây
thì sau khi vãng sanh b
ảo đảm ở nơi Trung phẩm, tất nhiên ngang với hàng Thánh
c
ủa Nhị thừa. Còn nếu được “niệm lực tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh” ở trên là
b
ảo đảm vãng sanh, nhưng mà trong phẩm vị thì chưa chắc phẩm nào, còn tùy theo ở
nơi thiện căn công đức của người tu hành.
“Đương niệm tức vô niệm
Ni
ệm Tánh vốn tự không
Tâm làm Ph
ật là Phật
Ch
ứng Lý Pháp thân hiện”.
Bây gi
ờ, do Chánh định thuộc về Sự nên tâm đứng lặng, do tâm đứng lặng
thành ra trí hu
ệ phát. Trí huệ đây gọi là Vô lậu trí huệ hay là Thánh trí phát. Do nơi
phát đó mà toàn thể Tự Tâm Bổn Tánh hiển hiện. Trong Thiền tông gọi là Minh Tâm
Ki
ến Tánh. Lúc đó, đã thấy Bổn Tánh rồi, mà Bổn Tánh không phải tánh riêng của
m
ột cái gì hết, nó là Tánh của tâm mà cũng là Tánh của pháp, nói chung là của tất cả