PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH - Trang 750

750

無量壽經 - 漢字

&

越語

N

ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!

Thi

ện mới có thể thu nhiếp được 6 căn khi niệm Phật”) Ngoài giờ tĩnh tọa, phải giữ

câu ni

ệm Phật không rời tâm.

Tâm tương ứng với Chánh định thì phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan

khoái. Thân tâm hi

ệp nhất, thân cảnh không hai. Lúc bấy giờ, hành giả ở trong định

v

ắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm

m

ầu không sao kể xiết… Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa

thi

ền niệm Phật mà thành công vậy.

---o0o---

T

ẠI SAO NIỆM “NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT”?

Sáu ch

ữ hồng danh đây nguyên là Phạn âm (tiếng Thiên Trúc). Hai chữ đầu

(Nam mô) nguyên âm là Namo, ta quen đọc liền vần Nam mô, là lời tỏ lòng thành

kính, có nghĩa là Quy y (về nương) và Quy mạng (đem thân mạng gởi về). Chữ thứ
sáu (Ph

ật) nguyên âm là Buddha (Bụt Đa hay Bụt Thô), ta quen đọc gọn là Phật, chỉ

cho đấng hoàn toàn giác ngộ (đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác). Ba chữ
gi

ữa (A Mi Đà) là biệt danh của đấng Cực Lạc giáo chủ, dịch nghĩa là Vô Lượng (Vô

Lượng Quang, Vô Lượng Thọ). Như trong kinh, Đức Bổn Sư tự giải thích rằng: “Đức
Ph

ật ấy, quang minh vô lượng, soi suốt các cõi nước ở mười phương không bị cách

ng

ại. Đức Phật ấy và nhơn dân trong nước của Ngài thọ mạng vô lượng vô biên vô

s

ố kiếp”.

Trong Quán Kinh nói:

“Nếu người chí tâm xưng danh hiệu của Đức Phật

đây, thời trong mỗi niệm diệt được tội sanh tử trong 80 ức kiếp và được vãng

sanh…”. Trong Kinh Chư Phật Hộ Niệm nói: “Nếu người nghe danh hiệu của Đức
Ph

ật đây mà chấp trì trong một ngày đến bảy ngày, Nhất Tâm Bất Loạn thời được

thành t

ựu nhiều thiện căn phước đức. Đức Phật ấy và Thánh chúng sẽ hiện đến nghinh

ti

ếp…”. Kinh Văn Thù Vấn Bát-Nhã nói: “Nếu người chuyên xưng danh hiệu thời

đặng chứng Nhất Hạnh Tam-muội và chóng thành Phật…”.

Xem như lời của Đức Bổn Sư Thích Ca, đấng chân thật ngữ phán trên đây,

th

ời thấy rằng ba tiếng hồng danh của đức Giáo chủ Cực Lạc có những năng lực bất

kh

ả tư nghị. Muốn được kết quả to tát như lời trong kinh, hành nhơn phải chí tâm

xưng niệm, và phải xưng niệm đúng âm vận, chớ không nên như người Pháp gọi danh
t

ừ Chợ Lớn là Sôlông, hay Bà Rịa là Baria.

Ba ch

ữ A Mi Đà, nguyên là Phạn âm. Người Tàu đọc là A-Mi-Thô, và họ tụng

xuôi là Á-Mi-Th

ồ. Danh hiệu ấy truyền qua xứ Việt ta bằng chữ Tàu, biên sẵn trong

các pho kinh sách Tàu. Người Việt ta cứ theo lệ phổ thông, chữ đâu đọc đó nên đọc

là A Mi Đà. Như đọc Nã-Phá-Luân để kêu Hoàng đế Napoleon (Na-po-lê-ông), cùng

đọc Ba-Lê để kêu kinh đô Paris (Pari).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.