796
無量壽經 - 漢字
&
越語
N
ẾU MUỐN PHẬT PHÁP HƯNG, DUY CHỈ CÓ TĂNG KHEN TĂNG!
(59) Nh
ị-thừa là Tiểu-thừa, cũng gọi là Thanh-văn-thừa, A-la-hán là tột đích; và
Trung th
ừa, tức là Duyên-giác-thừa, Bích-chi-Phật là đạo quả cuối cùng; Đại-thừa là
con đường duy nhất của Phật quả, là Phật tử phải nhắm quả Phật mà tiến, nếu xu
hướng theo Nhị-thừa thời là sai nẻo, đâu còn phải thật là Phật tử, nên phạm tội.
(60)
Hai điều giới thứ 35 cùng 36 đây rất chí thiết cho hàng Phật tử trên con đường
hành
đạo, là Phật tử không thể thiếu.
Trong điều giới 36, có thể gom lại thành 5 điều nguyện:
[a] Nguy
ện lìa hẳn dâm dục
[b] Nguy
ện giữ giới thanh tịnh để xứng đáng thọ tứ sự cúng dường
[c] Nguy
ện giữ giới thanh tịnh để xứng đáng thọ sự cung kính của người
[d] Nguy
ện trừ tâm nhiễm ô đối với ngũ trần
[e] Nguy
ện tất cả chúng sanh đều thành Phật
Toàn c
ả năm điều chuyên thuộc Bồ-tát xuất gia; nếu là Bồ-tát tại gia, thời nơi điều [a]
là lìa tà dâm, còn điều [b] là sự cung cấp của xã hội, điều [c] thời là danh dự cá nhân.
(61)
“Đầu-đà” có nghĩa là phủi sạch trần cấu của thân tâm. Trong mười tám món,
nhành dương dùng nhăn cho tưa ra để chà răng vì thời ấy không dùng bàn chải. Nước
tro dùng như xà bông bây giờ. Ba y: y năm điều, bảy điểu, và đại y (chín điều xấp lên
cho đến hai mươi lăm điều). Bình dùng đựng nước. Bát (Bát-đa-la) dùng đựng cơm
và đồ ăn. Lư hương để dâng hương cúng Phật. Đãy lượt nước dùng hộ mạng cho sanh
linh. Con dao để cạo râu tóc, cắt móng tay. Cái nhíp để nhổ lông mũi. Ba y là y phước
điền, Đức Phật chế riêng cho Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni mặc, người chưa thọ giới không
nên l
ạm dụng. Nếu là Thức-xoa, Sa-di-ni thời tự có mạn y, còn hàng tại gia thời chỉ
m
ặc y phục hoại sắc.
Nh
ững xứ, những nơi hiểm nạn có nhiều sự cảnh hại thân, chướng đạo, nên cấm đển
ở. Trong Giới Kinh (Đại Luật) lại còn cấm những nơi nhiều kiến, nhiều muỗi.
(62) Trong Ph
ật pháp thời trọng đức hạnh, nên y cứ nơi ngày thọ giới trước sau mà
phân ngôi th
ứ, chớ không theo tuổi đời, cũng không theo tước vị. Nếu khi tụng giới
có đủ hạng Phật tử, thời nên phân riêng từng đoàn thể mà ngồi: người xuất gia ngồi
theo nhóm xu
ất gia, người tại gia ngồi theo nhóm tại gia. Trong hàng tại gia, nếu có
ng
ại thời nên chia ra nhiều nhóm có quan tước, cùng nhóm bình dân. Rồi từ mỗi nhóm
c
ứ y theo giới đức mà phân ngôi thứ.
(63) Là Ph
ật tử phải nhận chơn những tai nạn, họa phước và sự lợi ích. Họa hay phước
là do nghi
ệp ác hay thiện chiêu cảm. Nghiệp từ nơi tâm mà phát khởi. Kinh Luật Đại
th
ừa có năng lực chuyển tâm ô trược thành thanh tịnh, chuyển tâm ác thành tâm thiện,