PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TINH GỌN - Trang 175

Kể cả khi bạn khẳng định rằng bạn không có sản phẩm và không cố bán thứ
gì, việc gọi ai đó là một khách hàng cũng ngấm ngầm đặt họ vào tâm thế
đàm phán. Việc dùng những từ “bạn”, “một người” hay “một số người” giữ
cho cuộc trò chuyện được vô tư.

SAU CUỘC PHỎNG VẤN

Quá trình phỏng vấn nên là từng bước nhỏ lặp lại như quá trình xây dựng
sản phẩm. Nói cách khác, bạn không thể làm tốt ngay trong lần đầu tiên.
Bạn cần liên tục đánh giá những gì đã làm xem nó hiệu quả đến đâu và tinh
chỉnh những phần không hiệu quả như bạn mong muốn.

Ngay khi cuộc phỏng vấn còn lưu lại rõ rệt trong trí óc bạn, hãy dành năm
phút để tự hỏi mình hoặc người ghi chú giúp bạn những câu hỏi sau:

Những phút đầu của cuộc phỏng vấn có diễn ra suôn sẻ không? Người
được phỏng vấn có lập tức chia sẻ không?
Tôi có vô tình đặt ra những câu hỏi dẫn dụ hoặc đưa ra một quan điểm
mà có thể đã làm biến đổi điều người được phỏng vấn nói ra không?
(Bạn có thể sẽ không dễ phát hiện ra điều này. Nếu làm việc cùng một
người ghi chép, họ có khả năng sẽ nhận thấy những câu “lỡ miệng”
này.)
Có câu hỏi nào của tôi được đáp lại bằng một câu trả lời rất ngắn hoặc
nhạt nhẽo không? Có cách nào để tôi sửa lại nó sao cho hiệu quả và gợi
mở hơn không?
Tôi có đặt câu hỏi quá nhanh không, hoặc người được phỏng vấn có
đưa ra câu hỏi hay ý tưởng nào mà tôi nên đưa vào mẫu câu hỏi phỏng
vấn không?
Có điều gì tôi muốn tìm hiểu nhưng đã không đạt được không? Làm
cách nào tôi có được thông tin đó vào lần tới?
Đâu là lúc người được phỏng vấn thể hiện nhiều cảm xúc nhất? Câu hỏi
nào khơi gợi được hồi đáp chi tiết và nhiệt tình nhất?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.