PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TINH GỌN - Trang 71

người khác. Nhà tâm lý học Abraham Maslow định nghĩa điều này như lòng
tự trọng (thành tích, tôn trọng người khác, được tôn trọng) và đưa nó vào
thang nhu cầu của ông.

19

Khi tôi cảm ơn ai đó vào cuối cuộc phỏng vấn phát

triển khách hàng, thường họ sẽ đáp lại bằng những câu như: “Không đâu,
cảm ơn anh! Tôi rất vui vì có thứ hữu ích để chia sẻ!”

19

http://en.wikipedia.org/wiki/Maslow%27s_hierarchy_of_needs

Theo tôi, hầu hết chúng ta là các chuyên gia không được công nhận trong
những việc ta làm mỗi ngày – dù là chăm lo chuyện ăn uống trong gia đình,
sửa lỗi code hay điều phối các cuộc họp lớn. Sự lắng nghe từ một người
không nhận ra điều đó là một thay đổi thú vị.

Sửa chữa mọi thứ xung quanh cho ta cảm giác sống có mục đích

Khi người được phỏng vấn kể lại nỗi thất vọng của mình, họ sẽ trút bỏ tất cả
và có cảm giác phấn chấn. Nhưng quan trọng hơn, khi bạn đặt ra các câu hỏi
đi sâu hơn sau đó, bạn cho họ cảm giác rằng mọi thứ có thể trở nên tốt hơn.
Nhưng đó không phải những gì chúng ta đã làm:

Chúng tôi cảm thấy bất lực và vô vọng với việc giải quyết các khiếu nại tiêu
dùng, đến mức 95% những bất mãn trong tiêu dùng chưa được giải quyết
bởi chúng tôi không phàn nàn về chúng một cách hiệu quả…

Chúng tôi tin rằng việc đưa khiếu nại của chúng tôi tới những người chịu
trách nhiệm sẽ gây rắc rối hơn là có ích, việc đó sẽ không dẫn đến một giải
pháp làm hài lòng chúng tôi và có thể còn làm cho tình hình tồi tệ hơn. Tuy
nhiên, bằng cách theo đuổi thành công việc khiếu nại, chúng tôi có thể
khẳng định ảnh hưởng của mình trong các mối quan hệ và/hoặc bối cảnh xã
hội của chúng tôi, và cảm thấy mình có khả năng hơn, có thẩm quyền và
được trao quyền nhiều hơn.

20

20

http://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201101/how-

attain-real-personal -empowerment

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.