nhà lãnh đạo tiềm năng: Bạn đã thay đổi như thế nào trong thời gian gần
đây? Tuần trước thế nào? Tháng trước? Năm trước ra sao? Bạn có thể trả
lời cụ thể được không? Hay câu trả lời của bạn cực kỳ mơ hồ? Bạn nói bạn
đang phát triển, vậy phát triển như thế nào? Nếu bạn trả lời là phát triển ở
tất cả các mặt thì thật tuyệt vời. Nhưng chỉ cần chỉ cho tôi một mặt thôi.
Bạn thấy đấy, giáo dục chỉ hiệu quả nhờ sự thay đổi của con người. Càng
thay đổi, bạn càng trở thành phương tiện thay đổi cuộc đời những người
khác. Nếu bạn muốn trở thành tác nhân của sự thay đổi thì chính bạn cũng
phải thay đổi.
Hendricks cũng nói rằng, nếu bạn muốn tiếp tục lãnh đạo, bạn phải tiếp tục
thay đổi. Rất nhiều nhà lãnh đạo không còn ở vị trí lãnh đạo mà trở thành
“nạn nhân”. Giống như Henry Ford chẳng hạn. Trong cuốn sách bán chạy
nhất của mình về tiểu sử Henry Ford, Ford: the Man and the Machine
(Ford: Con người và cỗ máy), Robert Lacy đã miêu tả Ford là một người
cuồng tín mẫu xe Model T (do chính ông thiết kế) đến mức không muốn
thay đổi một chiếc bu lông nào của nó. Thậm chí ông từng “hất cẳng”
William Knudsen, một kỹ sư tài năng, chỉ vì Knudsen đã nhận thấy sự lỗi
thời của mẫu xe Model T. Sự việc này xảy ra vào năm 1912, lúc đó Model
T mới vừa tròn bốn tuổi và đang trong thời kỳ hoàng kim. Vừa đi nghỉ châu
Âu về, Ford đã đến ngay xưởng sản xuất ô tô tại công viên Highland, bang
Michigan, và ông nhìn thấy thiết kế mới của Knudsen.
Các thợ cơ khí tại đó đã chứng kiến Ford ngay lập tức trở nên điên cuồng
như thế nào. Ông nhìn chăm chú vào màu sơn đỏ bóng rực rỡ, với kiểu mẫu
xa rời Model T, và xem đó như là một sự xuyên tạc gớm ghiếc đối với mẫu
xe Model T mà ông tôn sùng. Ford đút hai tay vào túi quần, bước vòng
quanh chiếc xe hơi mới ba, bốn vòng. Chiếc xe có bốn cửa, trần xe thiết kế
hơi lượn xuống. Cuối cùng, ông dừng lại bên cánh cửa trái, rút tay ra khỏi
túi quần, nắm lấy cánh cửa. Rầm! Ông giật cả cánh cửa bên phải!… “Làm
thế nào anh ta có thể tạo ra nó cơ chứ!” “Tôi không biết!”. Ông nhảy vào