Một nhà quản lý thường có nhiều kỹ năng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
của sự thay đổi. Trong khi đó, nhà lãnh đạo có khả năng nhận biết tốt hơn
thái độ và các động cơ thúc đẩy mà những người đi theo cần phải có. Bạn
hãy để ý sự khác biệt: lúc đầu, những kỹ năng chuyên môn của một nhà
lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, sẽ không có thay đổi nào diễn
ra nếu những nhu cầu về tâm lý không được thỏa mãn. Một khi sự thay đổi
đã diễn ra, để duy trì nó, lại cần phải có kỹ năng của một nhà quản lý.
Trong cuốn Increasing Your Leadership Confidence (Tự tin vào năng lực
lãnh đạo của bạn), tác giả Bobb Biehl đã khẳng định: “Một sự thay đổi có
thể diễn ra logic nhưng vẫn gây ra tâm lý căng thẳng. Ai cũng cần một vị trí
thích hợp. Khi vị trí mà chúng ta đã quen thuộc bắt đầu thay đổi, nó sẽ gây
cảm giác căng thẳng và bất an. Vì vậy, trước khi tiến hành thay đổi, chúng
ta phải quan tâm đến trạng thái tâm lý”.
Tốt hơn là khi phải đối diện với thay đổi, bạn hãy liệt kê các vấn đề tích cực
và tiêu cực cùng những tác động tâm lý sẽ xảy ra do thay đổi. Nhìn vào đó,
bạn có thể nói: “Tôi không thích thừa nhận điều này, nhưng tôi không chắc
lắm ở một điểm, dù cho sự thay đổi phù hợp với logic”.
Một khả năng khác là sự thay đổi mà bạn quan tâm có thể không ảnh hưởng
đến tâm lý của bạn, nhưng lại không có tính logic khi bạn kiểm tra những
vấn đề tích cực và tiêu cực do nó gây ra. Điều quan trọng là bạn hãy phân
biệt giữa khía cạnh tâm lý và logic của bất kỳ sự thay đổi nào.
TÍNH LỊCH SỬ CỦA SỰ KHÁNG CỰ THAY ĐỔI
Không có gì khó khăn khi đảm nhận, nguy hiểm khi quản lý, không chắc
chắn về khả năng thành công nhiều hơn khi bắt đầu một sự thay đổi.
Nguyên nhân là do nhà lãnh đạo phải đối mặt với sự phản đối của những
nhân viên làm việc tốt trong môi trường cũ. Chỉ có những người cảm thấy