họ có thể làm tốt khi có sự thay đổi mới ủng hộ nó nhưng cũng không nhiệt
tình.
Kháng cự thay đổi mang tính phổ biến. Nó xuất hiện trong mọi tầng lớp và
mọi nền văn hóa. Nó bóp nghẹt các thế hệ và chặn đứng mọi tiến trình thay
đổi. Rất nhiều người có trình độ học vấn cao, sau khi đối mặt với sự thật
này vẫn không muốn thay đổi suy nghĩ của mình.
Có thể lấy ví dụ là trải qua nhiều thế kỷ, người ta luôn tin rằng Aristotle đã
đúng khi nói vật nặng hơn sẽ rơi xuống đất nhanh hơn. Aristotle đã được
coi như một nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại nên chắc chắn ông không
thể sai. Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra lời ông nói bằng cách cho
một người cầm hai vật, một nặng và một nhẹ, thả từ trên cao xuống và quan
sát xem liệu vật nặng hơn có tiếp đất sớm hơn không. Tuy nhiên, không có
ai đứng ra phản đối nhận định này của Aristotle. Mãi cho đến năm 1589, tức
là gần 2.000 năm sau khi Aristotle qua đời, nhà bác học Galileo đã mời
những giáo sư uyên bác đến chân Tháp nghiêng Pisa xem ông trèo lên đỉnh
tháp và thả hai vật xuống, một vật nặng mười pound và vật kia chỉ nặng một
pound. Cả hai tiếp đất cùng lúc. Nhưng do quá tin vào lý thuyết của
Aristotle nên các giáo sư đều phủ nhận những gì đã nhìn thấy. Họ tiếp tục
khẳng định rằng Aristotle đã đúng.
Với chiếc kính viễn vọng, Galileo đã chứng minh lý thuyết của Copernicus
rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ; trái đất và các hành tinh
khác cùng quay xung quanh mặt trời. Tuy nhiên, khi ông cố gắng thay đổi
niềm tin của mọi người, ông đã bị đẩy vào nhà tù và quản thúc tại gia trong
suốt quãng đời còn lại.
Kháng cự sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con
người một cách vô thức như câu chuyện dưới đây. Vào thời cổ đại, bệnh
sco-bút (bệnh thiếu vitamin C) từng là đại dịch khủng khiếp tàn phá các đội
quân trên chiến trường và cả người dân ở các đô thị suốt một thời gian dài.