PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO - Trang 61

trong xe, một cánh cửa khác bay ra ngoài. Kính chắn gió bị đập vỡ. Ông
nhảy ra ghế sau rồi đập lên trần xe, dùng gót giày rạch tấm trần xe. Cứ thế,
ông dùng hết sức để đập phá chiếc xe.

Cuối cùng, Knudsen phải chuyển đến hãng General Motors. Henry Ford
vẫn tiếp tục chăm chút mẫu xe Model T của mình. Tuy nhiên, dần dần
những thay đổi trong thiết kế của đối thủ cạnh tranh đã khiến Model T ngày
càng trở nên lỗi thời. Kết cục, sự cần thiết phải cạnh tranh đã buộc Henry
Ford phải trở lại sản xuất mẫu xe Model A, mặc dù ông chưa bao giờ dành
cả trái tim cho nó.

Dựa trên câu chuyện này, William A. Hewitt, Chủ tịch Hãng Deere and Co.,
đã nói: “Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải có thái độ sẵn sàng tiếp
nhận ý tưởng mới trong suốt cuộc đời. Năng lực lãnh đạo của bạn dựa vào
khả năng đánh giá ý tưởng mới và biết phân biệt thay đổi để thay đổi hoặc
thay đổi vì mục đích cá nhân của bạn”.

LÃNH ĐẠO LÀ TÁC NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI

Khi một nhà lãnh đạo đã thay đổi bản thân, và phân biệt được sự khác nhau
giữa sự thay đổi trên lý thuyết và thay đổi cần có trong thực tế, lúc đó,
chính anh ta phải trở thành một tác nhân của sự thay đổi. Trong một thế giới
thay đổi nhanh chóng và bị chia cắt, nhà lãnh đạo phải đi đầu cổ vũ cho sự
thay đổi và phát triển, đồng thời vạch ra con đường thực hiện. Để tiến hành
thay đổi, trước hết, anh ta phải hiểu cặn kẽ hai vấn đề tất yếu, quan trọng:
đó là những yêu cầu kỹ thuật về sự thay đổi, và thái độ cũng như nhu cầu
thúc đẩy nhằm hoàn thành công cuộc thay đổi.

Cả hai điều kiện trên đều rất cần thiết. Tuy nhiên, thông thường nếu sự thay
đổi thất bại, thì nguyên nhân là do động cơ thúc đẩy không phù hợp, chứ
không phải do thiếu chuyên môn kỹ thuật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.