• Thay đổi được đề xuất không được trình bày hiệu quả
• Thay đổi được đề xuất chỉ đem lại lợi ích cho lãnh đạo
• Thay đổi được đề xuất chỉ dựa vào quá khứ
• Thay đổi được đề xuất quá nhiều, diễn ra quá nhanh
Năm 1950, Tạp chí Fortune đã phỏng vấn 11 người Mỹ xuất sắc xem họ dự
đoán cuộc sống sẽ ra sao vào năm 1980. Thời điểm đó, thặng dư thương
mại của Mỹ đạt ba tỷ đô-la, nên không có ai dự đoán 30 năm sau nước này
sẽ bị thâm hụt thương mại. David Sarnoff, Chủ tịch RCA đã khẳng định
rằng vào năm 1980, tàu thủy, máy bay, đầu máy xe lửa và thậm chí cả
những phương tiện đi lại cá nhân sẽ sử dụng năng lượng nguyên tử. Ông
cũng dự đoán rằng những ngôi nhà sẽ được trang bị máy phát điện nguyên
tử; thư từ và hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng tên lửa nếu khoảng cách
quá lớn. Henry R. Luce, Tổng Biên tập tạp chí Time, đã dự đoán rằng sự
nghèo đói sẽ không còn tồn tại ở thập niên 1980. Còn nhà toán học John
von Neumann dự đoán con người sẽ được sử dụng năng lượng miễn phí.
THAY ĐỔI KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN
Nhà văn Mỹ Max Depree đã nói: “Chúng ta không thể trở thành người
chúng ta muốn nếu vẫn giữ nguyên những gì ta đang có”. Thật vậy, khi bạn
ngừng thay đổi thì sự tồn tại của bạn sắp chấm dứt.
Bạn nghĩ gì khi nghe đến cái tên Alfred Nobel? Có thể bạn nghĩ về giải
thưởng Nobel Hòa Bình. Tuy nhiên, đó chỉ là chương hai trong câu chuyện
về ông. Alfred Nobel vốn là một nhà hóa học Thụy Điển. Ông trở nên giàu
có từ việc phát minh thuốc nổ và các chất nổ có sức công phá mạnh dùng
làm vũ khí. Khi anh trai ông qua đời, một tờ báo đã đăng nhầm lời cáo phó
về ông. Lời cáo phó đã miêu tả ông làm giàu nhờ những phát minh có tính
hủy diệt con người với con số không thể tưởng tượng được. Bàng hoàng