huống như người lính trẻ học nhảy dù dưới đây. Người ta hướng dẫn anh
lính rằng:
1. Hãy nhảy khi có hiệu lệnh
2. Đếm đến 10 và kéo dây dù
3. Nếu dù không mở, hãy kéo dù thứ hai
4. Khi anh tiếp đất, xe tải sẽ đưa anh trở lại căn cứ
Máy bay đạt đến độ cao thích hợp và người lính nhảy xuống khi đến phiên
mình. Anh đếm đến 10 và kéo dây dù nhưng dù không mở. Anh tiếp tục kéo
dây dù thứ hai. Thật không may, dù thứ hai cũng không mở. Anh tự than
vãn một mình: “Có lẽ chiếc xe tải sẽ không có ở đó khi tôi rơi xuống”.
XỬ LÝ VẤN ĐỀ THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN
Richard Sloma nói rằng đừng bao giờ cố gắng giải quyết tất cả vấn đề cùng
một lúc, hãy giải quyết từng vấn đề một. Dù bạn đối mặt với 3, 30 hoặc 300
vấn đề, hãy đặt chúng trong từng hồ sơ riêng để bạn chỉ phải xử lý một vấn
đề một lúc. Hãy tiếp cận các vấn đề xem thực tế bạn phải vật lộn với cái gì,
chứ không phải để tìm thấy những gì bạn hy vọng sẽ có ở đó. Nếu không
thích những gì mình thấy, bạn có quyền thay đổi nó. Nhưng đừng lừa dối
bản thân. Những gì bạn tìm thấy có thể là vấn đề thật sự hoặc không.
ĐỊNH NGHĨA VẤN ĐỀ
Hãy trả lời câu hỏi “Vấn đề là gì?” bằng một câu ngắn gọn. Bobb Biehl −
người sáng lập Masterplanning Group International − khuyên mọi người ghi
nhớ sự khác biệt giữa giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Một quyết
định là một sự chọn lựa giữa hai hoặc nhiều lựa chọn. Ví dụ: ”Tôi nên bay
đến Phoenix hay Chicago?” Còn một vấn đề là một tình huống trái ngược